Người lớn tuổi sau khi nghỉ hưu thường thấy cuộc sống trở nên cô đơn, nên họ hay nghĩ đến việc lên thành phố để giúp con cái chăm sóc cháu. Một số phụ huynh khác lại nôn nóng giục con cái kết hôn và sinh con ngay khi chúng vừa tốt nghiệp đại học và có công việc. Ban đầu, họ nghĩ việc chào đón cháu nội, cháu ngoại là một điều tuyệt vời.
Thế nhưng, khi trọng trách giáo dục rơi xuống vai mỗi thế hệ, người cao tuổi cũng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, thậm chí có những tình huống trớ trêu ở thành phố lớn.
Tại Trung Quốc, mới đây, một số người dùng mạng xã hội đã chụp lại hình ảnh bên ngoài một trung tâm dạy thêm lớn. Điều này khác xa với những gì chúng ta tưởng tượng. Hóa ra, những người đưa đón trẻ đi học thêm không còn là các bậc cha mẹ mà là ông bà - những người thân thuộc của các em.
Nhiều người cao tuổi sống ở thành phố dần thay đổi quan điểm. Trước đây, họ muốn con cái sinh thêm con cháu để gia đình thêm đầm ấm, nhưng giờ đây có người thậm chí phàn nàn rằng một đứa cháu đã khiến họ đủ mệt rồi. Nhìn vào vẻ mệt mỏi của những ông bà ngồi chờ bên ngoài trung tâm dạy thêm cũng đủ hiểu vì sao.
Nhiều ông bà đảm nhận nhiệm vụ đưa đón cháu đi học thêm |
Vào giờ này, cha mẹ các em vẫn chưa tan làm hoặc bận công việc khác, nên việc đưa con đi học thêm đương nhiên do ông bà đảm nhận. Trung bình, mỗi buổi học kéo dài hai tiếng - khoảng thời gian khá căng thẳng với những người lớn tuổi ngồi chờ bên ngoài.
Các cụ không quen dùng điện thoại để giết thời gian như các bậc cha mẹ khác, cũng không quen đi uống trà sữa hay cà phê ở gần đó. Thay vào đó, họ thường chọn cách ngồi yên chờ đợi ngoài cửa phòng học. Nhiều ông bà vừa phải đưa đón cháu đi học, lại vừa phải đi lại nhiều cho các lớp học thêm.
Người cao tuổi thường dậy sớm và đi ngủ sớm, nên khoảng thời gian này cũng là lúc họ đã muốn đi ngủ, và sự mệt mỏi dần hiện rõ trên khuôn mặt. Một số ông bà thậm chí đã ngủ gục trên ghế chờ.
Có người nói, mỗi thế hệ đều có cách mệt mỏi của riêng mình, và không thế hệ nào thoát khỏi điều đó.
Nhiều phụ huynh ngày nay hiểu rằng học thêm không phải lúc nào cũng hiệu quả và thậm chí có thể khiến trẻ chán học, nhưng họ đành phải theo xu hướng, chịu áp lực cạnh tranh. Nếu có điều kiện, đưa trẻ đi học thêm vẫn tốt hơn là không. Đúng là có nhiều thủ khoa thi đại học không hề học thêm nhưng vẫn đỗ vào các trường danh giá. Ai cũng hiểu điều này, nhưng mấy ai dám ngưng hẳn.
Có thể nói rằng để giáo dục tốt không thể nào dễ dàng được. Nếu người mẹ đảm nhận phần giáo dục thì người cha có thể nhẹ gánh hơn, nhưng việc đè nặng lên một người duy nhất cũng là không công bằng. Nếu cả cha và mẹ đều muốn tập trung vào công việc thì gánh nặng chắc chắn sẽ rơi vào ông bà.
Nghĩ lại, nhiều phụ huynh mới cảm thấy nhẹ lòng. Có lẽ vì vậy mà ở Trung Quốc thời gian gần đây, cha mẹ ít giục giã con sinh thêm con. Thậm chí có bà mẹ chồng khuyên con dâu không nên sinh con thứ hai nữa, vì như thế cả mẹ và con đều bớt vất vả.
Sao Việt tái hôn với chồng kém 7 tuổi, từng bị mẹ chồng phản bối, dư luận gièm pha: Giờ sống viên mãn, dạy con đáng nể
Theo nữ diễn viên, ông xã là người thấu đáo, cẩn trọng và hết mực chăm lo cho vợ con.