Các chuyên gia chỉ ra các giải pháp "Nuôi dưỡng tương lai bằng dinh dưỡng bền vững"

Đó cũng là thông điệp của Hội nghị Dinh dưỡng châu Á vừa diễn ra tại Thành Đô (Trung Quốc).

Hội nghị được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Dinh dưỡng châu Á (1973-2023). Với chủ đề “"Nuôi dưỡng tương lai bằng dinh dưỡng bền vững”, ngoài phiên toàn thể với sự tham gia của hơn 3000 đại biểu và có khoảng 50 phiên hội thảo chuyên đề trong 3 ngày với các chủ đề: Chính sách dinh dưỡng, chất lượng carbohydrate (chất đường bột và sức khoẻ; Thừa cân béo phì, dinh dưỡng trẻ nhỏ và phát triển trẻ em; Sử dụng những lời khuyên dinh dưỡng dựa vào thực phẩm để giáo dục sức khoẻ; Dinh dưỡng của sữa, sản phẩm sữa và sức khoẻ; Fatty Acid và dinh dưỡng người; Chiến lược phòng chống thừa cân béo phì; Dinh dưỡng lành mạnh và không lành mạnh; Nghiên cứu về vai trò Vitamin K2; Cá thể hoá vấn đề dinh dưỡng; Sữa mẹ- Oligosacharides từ nghiên cứu đến sản xuát công nghiệp; Nhu cầu protein và tăng cường vi chất vào thực phẩm ở châu Á...

GS.TS. BS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch Hội Dinh dưỡng châu Á tại Hội nghị
GS.TS. BS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch Hội Dinh dưỡng châu Á tại Hội nghị

Các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ kết quả nghiên cứu của các nước, trao đổi kinh nghiệm và các giải pháp liên quan đến an toàn thực phẩm và dinh dưỡng bền vững. Các thông điệp của Hội nghị được dựa trên các vấn đề dinh dưỡng phổ biến ở các quốc gia châu Á.

Tham dự Hội nghị với tư cách đại diện Việt Nam, GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, ngoài tham luận “Những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của các nước Đông Nam Á", bà chủ trì phiên Hội thảo với chủ đề "Một số mô hình dinh dưỡng lành mạnh và dinh dưỡng không lành mạnh" với sự tham gia của các diễn giả là chuyên gia dinh dưỡng đến từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia, New Zealand. Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…

GS.TS.BS Lê Thị Hợp tham luận nội dung
GS.TS.BS Lê Thị Hợp tham luận nội dung "Những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của các nước Đông Nam Á"

Thông qua một cuộc điều tra dinh dưỡng toàn quốc, TS. Shahnaz Sharmin đến từ Bangladesh đã thông tin việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh ở nam giới từ 20-59 tuổi tại quốc gia này. Diễn giả Yuri Kinoshita (Nhật Bản) cung cấp các thông tin về sự đa dạng trong chế độ ăn uống và các yếu tố liên quan của người cao tuổi sau trận động đất lớn ở Đông Nhật Bản, khu vực ven biển tỉnh Fukushima. Diễn giải Xingbo Li nghiên cứu viên người Trung Quốc (Đại học Auckland, New Zealand) đánh giá môi trường thực phẩm trong khuôn viên trường đại học bằng cách sử dụng công cụ đo lường môi trường dinh dưỡng ….

GS.TS.BS Lê Thị Hợp nhận chứng nhận báo cáo viên
GS.TS.BS Lê Thị Hợp nhận chứng nhận báo cáo viên

Trong tham luận của mình về “Những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của các nước Đông Nam Á", GS.TS.BS Lê Thị Hợp đã giới thiệu về những lời khuyên dinh dưỡng giống nhau về nội dung cũng như sự khác biệt về lời khuyên dinh dưỡng giữa các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.

Tháp dinh dưỡng ở Việt Nam: Tháp dinh dưỡng còn được gọi là kim tự tháp dinh dưỡng dành cho nhiều lứa tuổi. Đây là mô hình tổng hợp những lời khuyên về dinh dưỡng, gợi ý khẩu phần ăn hàng ngày để duy trì một sức khỏe tốt. Khi xem tháp dinh dưỡng, chúng ta sẽ nhận diện được mức độ ưu tiên của từng nhóm thực phẩm khác nhau và điêm mới là phải uống đủ nước và tăng cường hoạt động thể lực.

Qua phân tích các dữ liệu về vấn đề dinh dưỡng tại một số quốc gia trong khu vực, tham luận chỉ ra thông điệp chính chung ở hầu hết các quốc gia cho thấy có những điểm tương đồng chung về các vấn đề dinh dưỡng mà cộng đồng ở khu vực Đông Nam Á phải đối mặt. Điều này cũng gợi ý tiềm năng hợp tác trong việc thực hiện các chương trình can thiệp cải thiện dinh dưỡng.

Mặc dù có sự khác nhau đáng kể về phong tục tập quán ăn uống, điều kiện kinh tế xã hội giữa các nước, nhưng có thể thấy đã có nhiều nỗ lực nhằm thiết lập những cơ sở này dựa trên bằng chứng khoa học. Theo đó, việc thúc đẩy sự hiểu biết và sử dụng thực phẩm an toàn hợp lý cần được xem xét nghiêm túc.

GS.TS.BS Lê Thị Hợp trao chứng nhận cho các báo cáo viên sau phiên thảo luận
GS.TS.BS Lê Thị Hợp trao chứng nhận cho các báo cáo viên sau phiên thảo luận

Liên quan đến thông điệp của hội nghị, có nhiều quan điểm khác nhau về điều gì tạo nên một hệ thống thực phẩm và dinh dưỡng 'bền vững'. Một hệ thống bền vững có thể được coi là bao gồm một loạt các vấn đề như an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng: nguồn cung cấp thực phẩm, sức khỏe, an toàn, khả năng chi trả, chất lượng, một ngành công nghiệp thực phẩm mạnh về việc làm và tăng trưởng, đồng thời, môi trường bền vững, về các vấn đề như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, chất lượng nước và đất… Con người không thể có nguồn cung cấp thực phẩm an toàn trừ khi nguồn cung cấp thực phẩm đó bền vững.

Kỷ niệm chương của Hội Dinh dưỡng châu Á trao cho GS.TS.BS Lê Thị Hợp vì những đóng góp của bà trong 2 nhiệm kỳ, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội
Kỷ niệm chương của Hội Dinh dưỡng châu Á trao cho GS.TS.BS Lê Thị Hợp vì những đóng góp của bà trong 2 nhiệm kỳ, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội

Dựa trên những nghiên cứu sâu rộng về thực phẩm và mô hình ăn kiêng các chuyên gia xác định được chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe với phạm vi tiêu thụ cho từng nhóm thực phẩm. Những nhóm thực phẩm điển hình bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và dầu thực vật (acid béo không bão hoà), bao gồm một lượng hải sản và gia cầm từ thấp đến trung bình; Hạn chế thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, đường, ngũ cốc tinh chế và rau giàu tinh bột. Để tăng cường sức khoẻ phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm cần thực hiện “Ba giảm: giảm mỡ, giảm muối và giảm đường”. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm 4 nguyên tắc: Ăn đa dạng thực phẩm, ăn đủ, ăn cân đối và ăn hạn chế một số thức phẩm không tốt cho sức khoẻ.

CTH

Nguy cơ suy dinh dưỡng cực cao khi dùng thuốc điều trị tiểu đường Ozempic để giảm cân

Nguy cơ suy dinh dưỡng cực cao khi dùng thuốc điều trị tiểu đường Ozempic để giảm cân

Nhiều người nổi tiếng trên thế giới đang săn lùng thuốc trị tiểu đường Ozempic vì nó giúp giảm cân siêu nhanh. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường để giảm cân sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.