Các doanh nghiệp Hàn Quốc kiến nghị: doanh nhân không phải cách ly khi nhập cảnh vào Việt Nam

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham), các doanh nhân phải chi trả rất nhiều chi phí và tốn thời gian cách ly.

Chiều 17/7 đã diễn ra cuộc đối thoại giữa hội đồng tư vấn cải cách hành chính của Thủ tướng với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Trong cuộc đối thoại, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có những kiến nghị về chế độ doanh nghiệp cũng như các vấn đề về cách ly khi nhập cảnh. 

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đề xuất cần phải cải thiện chế độ để các doanh nghiệp Hàn - Việt có thể làm việc và nhập cảnh mà không cần cách ly đối với một số trường hợp như công tác ngắn hạn, nhập cảnh vì các công việc quan trọng, kiểm tra và xét nghiệm âm tính sau khi nhập cảnh ban đầu. Họ kiến nghị Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc đến chính sách loại bỏ hoặc rút ngắn thời gian cách ly đối với những doanh nhân liên quan đến đầu tư và công nghệ do phải tiến hành đầu tư gấp rút. 

Theo doanh nghiệp Hàn Quốc, các doanh nhân phải chi trả rất nhiều chi phí và tốn thời gian cách ly tại nhà trong 2 tuần tại Hàn Quốc và 2 tuần cách ly ở Việt Nam. Tổng cộng 4 tuần cách ly nên không thể di chuyển giữa 2 nước được.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết nước này đang thực hiện biện pháp cho phép người nước ngoài nhập cảnh mà không cần có thời gian cách ly bắt buộc sau khi được Lãnh sự quán cấp biên bản xác nhận miễn tự cách ly tại nhà riêng, vì các công việc quan trọng như đầu tư, hợp đồng.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc kiến nghị: doanh nhân không phải cách ly khi nhập cảnh vào Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không để làn sóng Covid-19 thứ 2 quay lại Việt Nam, đồng thời không để đổ gãy nền kinh tế, đạt trăng trưởng cao nhất. Thủ tướng giao cho các bộ, ngành liên quan xử lý nhưng trong lúc này chưa thể mở cửa ngay cho khách du lịch.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc kiến nghị tới Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.

Cụ thể, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho mong muốn thủ tục đầu tư một số dự án IT được đẩy nhanh, đồng thời đề xuất một  số biện pháp để khắc phục khó khăn trong lĩnh vực logistics vốn gặp khó khăn do dịch Covid-19. Ông cho rằng trong khi Việt Nam tạm dừng đường bay quốc tế, Vietnam Airlines có thể chuyển một số máy bay từ chở khách sang chở hàng tạm thời, đặc biệt là các chuyến bay tới châu Âu.

Tổng giám đốc Lotte E&C Việt Nam, ông Jun Sung Ho, đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn cho dự án Lotte Eco Smart City tại TP.HCM, vì thực trạng cấp giấy phép trong lĩnh vực bất động sản khó khăn, đặc biệt là khu Thủ Thiêm (TP.HCM). Trong khi Lotte đã thanh toán bằng tiền mặt 120 tỷ đồng làm tiền đặt cọc, cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị là 600 tỷ đồng, hoàn thành góp vốn 4.220 tỷ. Ông Jun lo ngại sẽ có gánh nặng về tài chính và sự không chắc chắn về dự án do bị chậm trễ thực hiện dự án.

Giải đáp vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết dự án Lotte Eco Smart City đã được UBND TP.HCM báo cáo chủ trương và được Thủ tướng cho phép đầu tư.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua Thanh tra Chính phủ đã có làm việc và kết luận trong việc quản lý xây dựng tại Thủ Thiêm, toàn bộ đất 221 ha (có đất dự án của Lotte) được tạo ra bằng nguồn vốn ngân sách. Vì vậy, dự án phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. 

"UBND TP.HCM chỉ định cho Lotte là chưa đúng. Do đó, trong thời gian tới phải thực hiện đấu giá cho đúng quy định", ông Sinh nói.

Thanh Mai

Mỹ, Úc và Hàn Quốc đưa Tik Tok vào danh sách ứng dụng cần theo dõi và điều tra

Mỹ, Úc và Hàn Quốc đưa Tik Tok vào danh sách ứng dụng cần theo dõi và điều tra

Không chỉ có Mỹ mà Úc và Hàn Quốc cũng đưa Tik Tok vào danh sách ứng dụng cần theo dõi và điều tra.