Theo báo cáo của Tổ chức Chống nghèo đói và bất công Oxfam (Anh), một nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có đại diện khoảng 13% dân số toàn cầu đã đặt hàng hơn 50% số liều vắc-xin Covid-19 tiềm năng.
Cơ quan này đã phân tích giao dịch giữa các hãng dược và nhà sản xuất vắc-xin đối với 5 loại vắc-xin ngừa dịch Covid-19 tiềm năng đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, bao gồm sản phẩm của các hãng AstraZeneca (Anh - Thụy Điển), Viện Gamaleya (Nga), Moderna (Mỹ), Pfizer (Mỹ) và Sinovac (Trung Quốc). Ước tính khả năng sản xuất 5 loại vắc-xin tiềm năng này là 5,9 tỉ liều, đủ cho 3 tỉ người trong tương lai vì mỗi người cần phải dùng 2 liều.
Các hợp đồng cung ứng vắc xin là 5,3 tỉ liều, trong đó có nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Úc, Hồng Kông và Macau, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Israel mua với số lượng lớn chiếm một nửa. Số còn lại còn lại được các quốc gia khác đặt hàng, gồm Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Brazil, Indonesia và Mexico.
Theo CNBC, Tổng thống Donald Trump cho biết chính phủ Mỹ có thể bắt đầu phân phối vắc-xin sớm nhất là vào tháng 10, ít nhất 100 triệu liều vắc-xin Covid-19 sẽ được phân phối ở Mỹ vào những tháng cuối năm 2020. Dù vậy các chuyên gia đang khá lo ngại sức ép từ chính quyền Mỹ đến các Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vắc-xin trước khi chúng được thử nghiệm đầy đủ.
Giá xăng dầu tại Mỹ tăng kỷ lục
Giá xăng dầu tại Mỹ đã lên cao kỷ lục vượt ngưỡng 4 USD/gallon (3,78 lít), mức tăng có thể nói là đe dọa sự ổn định của nền kinh tế, đẩy lạm phát lên cao và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Mỹ.