Theo nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thực hiện trên 540.000 sinh viên tại 72 quốc gia, bài tập và các đề án ở trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lo lắng và căng thẳng ở thanh thiếu niên. Khoảng 59% sinh viên cho biết họ lo lắng về các bài kiểm tra, trong khi 66% cảm thấy áp lực về điểm số. Cuộc khảo sát đồng thời cũng tiết lộ tình trạng bị bắt nạt tại trường cũng khiến bọn trẻ thấy mệt mỏi.
Liệu con bạn có đang bị stress? (Ảnh: Alamy). |
Bên cạnh đó, những vấn đề xảy ra trong gia đình cũng là nguồn gốc gây căng thẳng cho trẻ. Những trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ cãi nhau hay trải qua giai đoạn ly hôn thường gặp cảm giác bất an, sợ hãi và lo lắng.
Theo bác sĩ Lim Boon, Leng, chuyên gia tâm lý tại Singapore: “Một số trẻ thường nhạy cảm với những vấn đề lo âu, căng thẳng hơn những trẻ khác. Đó là những trẻ thường xuyên phải chịu bạo lực, có một nền tảng gia đình không bên vững hay mắc một số vấn đề về tâm thần như chứng tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)”.
Theo ông, hầu như bọn trẻ thấy khó chia sẻ với phụ huynh hay giáo viên khi bị căng thẳng. Thay vào đó, chúng thường kêu ca về việc làm bài tập, dễ cảm thấy lo âu, hay khóc và thường xuyên quậy phá. Bọn trẻ thường thấy khó ngủ, chán ăn, uể oải, đau đầu hay đau bụng.
Phụ huynh thường không biết cách giúp con em mình đối phó với stress, cũng bởi chính họ cũng đang phải đối mặt với stress hàng ngày. Nhưng theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những lời động viên của cha mẹ thường khiến bọn trẻ bớt lo lắng hơn.
Theo báo cáo của OECD, những sinh viên được cha mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện, cùng quây quần ăn bữa tối hay thảo luận với con về việc học, thường sẽ cảm thấy tâm lý vui vẻ và ổn định hơn.
Dành thời gian ăn cùng con giúp con giải tỏa căng thẳng. |
Giáo viên cũng đóng một vai trò trong việc duy trì sức khỏe tâm thần đối với sinh viên. Những sinh viên có tâm lý vui vẻ thường có mối quan hệ tích cực đối với giáo viên.
“Là phụ huynh, bạn nên trò chuyện với con em mình về cách đối phó với stress thay vì bảo chúng chấp nhận nó. Đồng thời, tôi cũng khuyên các gia đình tìm cách dành thời gian để giảm stress cùng con”, bác sĩ Lim chia sẻ.
“Bọn trẻ thường không cởi mở với cha mẹ mình bởi chúng nghĩ phụ huynh không hiểu được điều chúng đang trải qua, hay bởi họ không muốn nghe. Nhưng nếu cha mẹ cố gắng tạo mối quan hệ gắn kết với con hơn, bọn trẻ sẽ tự tìm đến xin lời khuyên. Hãy chú ý tỏ ra đồng cảm, lắng nghe những chia sẻ để con bạn cảm thấy chúng được lắng nghe và thấu hiểu”.
Sau đây là những lời khuyên để giúp con em mình giảm căng thẳng.
Hãy nghĩ dài hạn
Liệu bạn muốn con mình đạt điểm tuyệt đối trong bài kiểm tra tới hay muốn con phát triển thành người hạnh phúc và có ích? Nếu xác định được mục tiêu tương lai, những thất bại trước mắt sẽ không trở thành vĩnh viễn và con bạn sẽ có thể “trở lại” nhanh chóng.
Có kỳ vọng thực tế
Điều chỉnh các hoạt động và thời khóa biểu theo sở trường cũng như nhược điểm của con. Một số trẻ có thể thích nghi với lịch trình dày đặc nhưng cũng có trẻ cần nhiều thời gian để hoàn thành bài tập. Những kì vọng phi thực tế sẽ khiến bọn trẻ bị căng thẳng, nếu thực tế hơn sẽ trở thành sự khích lệ.
Quan tâm về quá trình, không phải là kết quả
Cha mẹ nên quan tâm về quá trình học tập của con hơn là những thành quả con sẽ đạt được. Nhắc con hãy cố gắng hết mình và khen con vì những nỗ lực để giúp con thấy tự hào vì bản thân, thay vì lo lắng về kết quả cuối kỳ.
Duy trì nếp sống khoa học
Ngủ đủ giấc, một chế độ ăn đầy đủ, thường xuyên thể dục, sở thích và chơi đùa giúp trẻ khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần, đồng thời giúp trẻ có thể kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
Khi con sợ
Mỗi bé, thường có nỗi sợ riêng. Là cha mẹ, hãy tìm cách giúp bé tập thói quen đối diện với nỗi sợ