Cảnh báo xu hướng mới đối với thịt chó và mèo trong bối cảnh đại dịch toàn cầu

Để chấm dứt hoàn toàn việc buôn bán thịt chó và mèo tàn bạo ở Đông Nam Á, Tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu FOUR PAWS đã phát động một chiến dịch ở cấp quốc gia và trên toàn cầu. Cuối năm ngoái, FOUR PAWS đã đưa ra một kiến ​​nghị chống lại việc buôn bán thịt chó và mèo, đến nay đã có hơn 640 nghìn người trên toàn thế giới ký tên.

Trước sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) đã cấm ăn thịt chó và mèo như một phần trong cuộc chiến chấm dứt việc buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, ở các nước láng giềng như Campuchia, Indonesia và Việt Nam, việc buôn bán thịt chó và mèo vẫn gia tăng thông qua dịch vụ giao hàng.

Theo Tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu FOUR PAWS, ước tính khoảng mười triệu con chó và mèo bị giết mổ dã man để tiêu thụ ở ba quốc gia này mỗi năm. Bất chấp đại dịch toàn cầu, việc tiêu thụ thịt chó, mèo được chuyển từ “ăn nhậu” sang “ship hàng” và quảng cáo thông qua các ứng dụng giao đồ ăn trên smartphone. Lấy lý do thịt chó, mèo có lợi cho sức khỏe mà những “tín đồ’ này đã bỏ qua cảnh báo của FOUR PAWS về các nguy cơ lây lan dịch bệnh không được kiểm soát ví dụ bệnh dại. Họ phớt lờ thịt đó được bán ở chợ động vật sống trên khắp Đông Nam Á - nơi khởi nguồn của chủng mới Coronavirus.

Cảnh báo xu hướng mới đối với thịt chó và mèo trong bối cảnh đại dịch toàn cầu

 “Buôn bán thịt chó, mèo luôn trong điều kiện mất vệ sinh, việc ô nhiễm trong quá trình nhốt và bị giết của nhiều loài động vật chính là môi trường hoàn hảo sinh ra những căn bệnh mới gây chết người. Những địa điểm kinh doanh thịt và động vật sống tràn lan khắp Đông Nam Á như những quả bom hẹn giờ. Nếu chính phủ các nước Camphuchia, Indonesia và Việt Nam không mạnh tay hành động, đóng cửa những nơi buôn bán tàn khốc này thì rất có thể một đại dịch mới sẽ bắt nguồn từ đây”, bác sĩ thú y Kinda Polak, người đứng đầu chương trình Stray Animal Care (chương trình chăm sóc động vật đi lạc) của FOUR PAWS Đông Nam Á nói.

Dịch vụ giao hàng bùng nổ, bất chấp đại dịch

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng 70% mầm bệnh gây ra các dịch bệnh toàn cầu được phát hiện trong 50 năm qua đến từ động vật và COVID-19 cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù tồn tại những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng ở các ngành buôn bán động vật như vậy, nhiều chủ nhà hàng thịt chó và mèo cho biết việc kinh doanh vẫn tăng đáng kể trong thời gian đại dịch.

Những người bán hàng quảng cáo “thịt chó rất tốt cho sức khỏe và giúp tránh khỏi bệnh cảm lạnh và virus kể cả Covid-19”. Còn những người thích ăn thịt chó, mèo thì quan niệm “tự nhiên, không hóa chất và an toàn”. Thực tế thì ngược lại, những loại thịt này có liên quan đến sự bùng phát của dịch tả, các trường hợp mắc bệnh trichinella và bệnh dại.

Cảnh báo xu hướng mới đối với thịt chó và mèo trong bối cảnh đại dịch toàn cầu

 Ở Việt Nam, do dịch COVID-19, một xu hướng đang phát triển là dịch vụ giao hàng. Thịt chó và mèo được các nhà hàng quảng cáo trên website và giao hàng trên ứng dụng Foody. Đặc biệt ở phía Bắc, nơi tiêu thụ thịt chó và mèo lâu đời, để thích nghi các nhà hàng thịt chó còn sử dụng các ứng dụng giao hàng như Now.vn - một trong những dịch vụ giao hàng phổ biến nhất được thành lập bởi nền tảng đánh giá nhà hàng Foody.

Tuyên chiến với nạn buôn bán thịt chó, mèo

Để chấm dứt hoàn toàn việc buôn bán thịt chó và mèo tàn bạo ở Đông Nam Á, FOUR PAWS đã phát động một chiến dịch ở cấp quốc gia và trên toàn cầu. Thông qua công tác giáo dục và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền và các hiệp hội du lịch, mục tiêu là để các chính phủ ở Đông Nam Á đưa ra luật bảo vệ động vật nhằm chấm dứt việc bắt, giết mổ và tiêu thụ chó và mèo. Ngoài ra, FOUR PAWS hỗ trợ các tổ chức và cộng đồng bảo vệ động vật địa phương với các chương trình chăm sóc động vật đi lạc nhân đạo và lâu bền. FOUR PAWS cũng là một phần của liên minh bảo vệ động vật DMFI (Dog Meat Free Indonesia) và ACPA (Liên minh bảo vệ chó châu Á), vận động hành lang chống lại việc buôn bán ở Đông Nam Á.

“Việc cấm tiêu thụ thịt chó, mèo ở Thẩm Quyến là một bước tiến tích cực đối với người dân và động vật hoang dã. Chúng tôi khuyến khích các nước Campuchia, Indonesia và Việt Nam thực hiện các bước tương tự để đảm bảo rằng việc buôn bán thịt chó và mèo không còn là nguồn gây bệnh, như là một phần của việc bảo vệ người dân và cộng đồng toàn cầu”, tiến sĩ Karanvir Kukreja, Giám đốc dự án chấm dứt việc buôn bán thịt chó và mèo ở Đông Nam Á của FOUR PAWS cho biết.

Cuối năm ngoái, FOUR PAWS đã đưa ra một kiến nghị chống lại việc buôn bán thịt chó và mèo, đến nay đã có hơn 640 nghìn người trên toàn thế giới ký tên: https://help.four-paws.org/en/end-dog-and-cat-meat-trade-southeast-asia

Về tổ chức FOUR PAWS

FOUR PAWS là tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu với đối tượng là những động vật chịu tác động tiêu cực từ con người, với trách nhiệm phát hiện, giải cứu những động vật cần sự giúp đỡ và bảo vệ chúng. Được thành lập vào năm 1988 tại Vienna (Áo) bởi Heli Dungler, tổ chức này ủng hộ một thế giới nơi con người đối xử với động vật với sự tôn trọng, đồng cảm và thấu hiểu. Các chiến dịch và dự án bền vững của FOUR PAWS tập trung vào các thú cưng bao gồm chó và mèo đi lạc, động vật trang trại và cả động vật hoang dã - như gấu, mèo lớn, đười ươi và voi - được nuôi giữ trong điều kiện không phù hợp như trong các khu vực xảy ra thảm họa và những vùng có xung đột. Với các văn phòng ở Úc, Áo, Bỉ, Bulgaria, Đức, Kosovo, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nam Phi, Thái Lan, Ukraine, Hungary, Anh, Mỹ và Việt Nam, cũng như các khu bảo tồn động vật được giải cứu ở mười hai quốc gia, FOUR PAWS cung cấp các trợ giúp tức thời cũng như các giải pháp lâu dài. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: www.four-paws.org

PV

Phạm Ngọc

 WWF tuyên bố 'đóng cửa' thị trường buôn bán động vật hoang dã

WWF tuyên bố "đóng cửa" thị trường buôn bán động vật hoang dã

WWF Việt Nam cũng khẳng định cần có hành động kiên quyết hơn nữa về việc đóng cửa các thị trường buôn bán các loài hoang dã trái pháp luật.