Chàng trai 29 tuổi phải cắt bỏ phần lớn dạ dày vì ung thư, bác sĩ lắc đầu, nhiều người cũng mắc 3 thói quen xấu này

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng "vô thưởng vô phạt" của nhiều người lại chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư của chàng trai dưới đây.

Trong phòng khám của bệnh viện, nghe tin con trai 29 tuổi của mình được chẩn đoán mắc ung thư, người mẹ gục ngã trong nước mắt: "Ăn mỗi ngày như thế, làm sao mà không bệnh được". Chàng trai 29 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) tên là Hà (tên đã được thay đổi) được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Trước khi phẫu thuật, mẹ anh từ nơi khác đến Hàng Châu để chăm sóc, khi nói về tình trạng bệnh và thói quen ăn uống của con trai, bà không thể kìm được nước mắt: "Sau này phải làm sao đây".

Hà được đồng nghiệp công nhận là người siêng năng trong công việc, được sự đánh giá cao của lãnh đạo công ty dù mới chỉ 29 tuổi và được xem là đối tượng phát triển chủ chốt trong đơn vị. Một tháng trước, anh luôn cảm thấy đau vùng thượng vị, cùng với cảm giác chóng mặt, yếu sức ở chân tay và phát hiện phân của mình luôn đen thui. Vì từng có bệnh dạ dày, Hà nghĩ rằng mình chỉ cần uống thuốc như trước là khỏi, mặc dù bác sĩ đã nhiều lần khuyên nên làm nội soi dạ dày, nhưng anh cảm thấy phiền phức và không đi.

Chàng trai 29 tuổi phải cắt bỏ phần lớn dạ dày vì ung thư, bác sĩ lắc đầu, nhiều người cũng mắc 3 thói quen xấu này

Hai tuần trước, dưới sự thúc giục liên tục của mẹ, Hà đã đến bệnh viện để làm nội soi dạ dày. Kết quả kiểm tra khiến anh chết lặng - ung thư dạ dày. Hà tiếp nhận đánh giá phẫu thuật, may mắn là chỉ có các hạch bạch huyết xung quanh tổn thương bị sưng và không có di căn xa rõ ràng. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ ung thư dạ dày, loại bỏ phần lớn dạ dày. Sau phẫu thuật, Hà phục hồi rất tốt, nhưng anh vẫn phải tiếp tục hóa trị bổ trợ.

Tại sao một chàng trai trẻ như Hà lại mắc ung thư dạ dày? Thực tế, cuộc sống của Hà phản ánh thực trạng chung của không ít người hiện nay. Anh làm việc quá sức, lịch trình ăn uống và nghỉ ngơi hỗn loạn, làm việc 5-6 năm không bao giờ tự nấu ăn, ăn uống đều phụ thuộc vào việc đặt đồ ăn hàng quán, thậm chí cả ăn đêm cũng gọi đồ ăn về. "Mỗi lần chúng tôi đến nhà thằng bé, thấy hộp đồ ăn bên ngoài vứt khắp nơi, đã khuyên nhiều lần nhưng nó không nghe", mẹ của Hà nói trong nước mắt.

Thói quen không lành mạnh, áp lực công việc và tiền sử gia đình là ba yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày. Các chuyên gia nói rằng mặc dù tuổi trung bình mắc bệnh ung thư dạ dày là từ 40-60, nhưng hiện tại, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày của người dưới 35 tuổi đã tăng đáng kể so với trước đây, và hầu hết bệnh nhân trẻ mắc ung thư dạ dày có những điểm chung trong việc phát bệnh:

- Cuộc sống không theo quy luật. Người trẻ có tốc độ sống và làm việc nhanh, áp lực công việc lớn, cuộc sống rất không theo quy luật, thức khuya trở thành bình thường.

- Ăn uống không lành mạnh. Người trẻ vì tiện lợi mà đặt đồ ăn hàng quán hoặc thường xuyên ăn đêm với đồ chiên rán nướng, thức ăn cay nóng gây kích ứng mạnh và thậm chí tổn thương niêm mạc dạ dày, nhiều người thì ăn bữa no bữa đói, ba bữa ăn lộn xộn.

- Tâm lý chủ quan. Hơn 70% ung thư dạ dày sớm không có triệu chứng gì, cộng thêm với việc người trẻ có sức đề kháng tốt, sức chịu đựng bền bỉ nên triệu chứng càng kém rõ ràng. Nhiều người trẻ thường có tâm lý chủ quan với cơ thể mình, không muốn đến bệnh viện hoặc không nghe lời khuyên không làm kiểm tra, một số người nghe đến nội soi dạ dày hay nội soi đại tràng thấy rất đau đớn, mãi chần chừ. Tâm lý sợ hãi quá mức này dẫn đến việc nhiều người chỉ đến kiểm tra khi bệnh đã phát triển đến mức khó điều trị.

Chàng trai 29 tuổi phải cắt bỏ phần lớn dạ dày vì ung thư, bác sĩ lắc đầu, nhiều người cũng mắc 3 thói quen xấu này

Như Hà, triệu chứng chướng bụng, đau dạ dày, ợ chua đã có từ lâu nhưng nghĩ rằng mình còn trẻ, không có vấn đề gì lớn, chỉ cần uống vài viên thuốc dạ dày hoặc thuốc giảm đau là qua, thậm chí giai đoạn sau xuất hiện phân đen, rõ ràng đã là biểu hiện của chảy máu tiêu hóa nhưng cũng bị bỏ qua.

Cuối cùng, chuyên gia nhắc nhở rằng người trẻ nên cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống, nói cách khác là cần kết hợp làm việc và nghỉ ngơi; cố gắng thay đổi thói quen ăn uống lâu năm như đặt đồ ăn hàng quán hoặc ăn đêm chiên rán nướng và tránh xa thuốc lá, rượu bia; khi xuất hiện các dấu hiệu như chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, phân đen, giảm cân, nên kịp thời đến chuyên khoa để kiểm tra và điều trị.

Nguồn và ảnh: Aboluowang

Mỹ Diệu

WEF Davos 2024: Cải thiện sức khỏe nữ giới có thể tạo ra 1.000 tỷ USD mỗi năm

WEF Davos 2024: Cải thiện sức khỏe nữ giới có thể tạo ra 1.000 tỷ USD mỗi năm

Nếu nữ giới được chăm sóc sức khỏe bình đẳng như nam giới thì đến năm 2024, nền kinh tế toàn cầu sẽ có thêm 1.000 tỷ USD mỗi năm.