Người Trung Quốc có câu nói: "Đàn ông dưỡng thận, đàn bà dưỡng tử cung". Ý muốn nhấn mạnh đến những bộ phận mà 2 giới cần quan tâm, chăm sóc hơn cả. Nếu như đàn ông cần dưỡng thận thật tốt, thì phụ nữ nên bảo vệ tử cung của mình - nơi tiết ra hormone giới tính, lại là nơi nuôi dưỡng thai nhi để thực hiện khát khao làm mẹ.
Chị em ăn món này tuần 2 lần sức khỏe rất tốt, làn da lại đẹp
Trong các thực phẩm tốt cho tử cung, có một món ăn rất tốt nhưng lại ít người biết đó là: Trứng luộc ngải cứu.
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai. Đặc biệt, ngải cứu là loại rau rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ.
Trứng luộc với ngải cứu có tác dụng làm ấm tử cung rất tốt. Đối với các chị em đang có cảm giác khó chịu do lạnh tử cung và đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều thì rất nên ăn món này để tử cung ấm lên, tăng cơ hội thụ thai.
Trứng luộc với ngải cứu có tác dụng làm ấm tử cung rất tốt. |
Nếu bạn bị cảm lạnh vào mùa đông. Bạn có thể ăn món trứng luộc ngải cứu, sẽ đem lại hiệu quả rất tốt trong việc chữa bệnh.
Ăn ngải cứu luộc trứng có thể chống lão hóa, món ăn này chứa vitamin A, D, E và B12 dồi dào... giúp da căng bóng, khỏe khoắn hơn rất nhiều. Trứng còn rất giàu protein, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể một cách hiệu quả và giúp chống lại bệnh ung thư.
Cách làm trứng luộc ngải cứu:
Thành phần: Ngải cứu, trứng gà, gừng.
Cách làm:
1. Ngải cứu rửa sạch, bỏ cuống già, ngâm nước.
2. Gừng cắt lát, cho vào nồi cùng với ngải cứu đã rửa sạch và trứng. Thêm một lượng nước thích hợp, luộc trứng trên lửa nhỏ cho đến khi chín.
Ăn trứng luộc ngải cứu vào thời điểm nào để tốt nhất cho sức khỏe?
Ăn ngải cứu luộc trứng có thể chống lão hóa, món ăn này chứa vitamin A, D, E và B12 dồi dào... |
Nếu bạn gặp tình trạng kinh nguyệt không đều thì tốt nhất sau kỳ kinh nên bắt đầu ăn lá ngải cứu và trứng luộc, một tuần ăn 2 lần sẽ nhận được hiệu quả.
Trước ngày kinh dự kiến và những ngày đang có kinh, phụ nữ có thể lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, cho đến khi sắc còn 100ml thì dừng lại. Chia để uống làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường, sẽ có tác dụng cải thiện kinh nguyệt.
Ngải cứu có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Bạn có thể đun sôi nước ngải cứu để ngâm chân, tắm, xông hơi nhằm sát trùng, giảm ngứa, kích thích tuần hoàn máu. Nó cũng có thể được sử dụng để làm nhiều món ngon khác nhau, chẳng hạn như gà hầm ngải cứu, ngải cứu chiên trứng thịt... đều là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Không nên ăn quá nhiều ngải cứu, mỗi lần không quá 40g ngải cứu tươi. Vì trong ngải cứu có một lượng độc tính nhất định, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến nó tác động đến thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, người bị rối loạn đường ruột thì không nên sử dụng loại rau này quá nhiều.
Cô gái 20 tuổi ngỡ ngàng phát hiện ung thư cổ tử cung vì kiểu dùng giấy vệ sinh phụ nữ trẻ thường mắc
Đôi khi, những thói quen sạch sẽ, vốn tốt cho sức khỏe nhưng khi làm quá mức sẽ phản tác dụng và gây ra bệnh tật.