Đợt dịch thứ 4 bùng phát làm sức mua tại các chợ truyền thống giảm tới 80% khiến nhiều tiểu thương phải đóng cửa sạp.
Nhiều tiểu thương khác tại chợ Tân Định cho hay, doanh thu cả tháng nay lao dốc mạnh 50-80% so với trước. Riêng các sạp bán hàng thiết yếu, doanh số cũng giảm nhưng ở mức nhẹ hơn, sụt 20-30% so với trước đó.Dù mức thuế phí không quá cao, chỉ khoảng một triệu đồng nhưng nhiều tiểu thương không đủ tiền chi trả.
Lãnh đạo chợ Xóm Mới cho biết, đợt dịch trước các tiểu thương đã được cơ quan thuế hỗ trợ giảm thuế nhưng đợt dịch thứ 4 này ảnh hưởng mạnh khiến nhiều tiểu thương không trụ nỗi phải đóng cửa kinh doanh. Tại chợ hiện có 236 hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 141 sạp hoạt động thường xuyên. Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, có khoảng 19 hộ kinh doanh quần áo, vải xin đóng cửa.
Sở Công Thương TP HCM cho biết, đang tổng hợp thông tin đầy đủ để ra văn bản gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư về việc hỗ trợ các thương nhân kinh doanh tại các chợ truyền thống bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong năm nay.
Sở đề xuất TP HCM hỗ trợ tiểu thương bằng hình thức ngân sách nhà nước chi hỗ trợ trực tiếp đến các thương nhân, thời gian hỗ trợ từ tháng 7 đến hết tháng 12/2021. Phạm vi áp dụng của gói hỗ trợ này là tất cả tiểu thương chợ truyền thống trên địa bàn thành phố, bao gồm chợ đầu tư bằng ngân sách lẫn nguồn vốn ngoài ngân sách. Mức hỗ trợ sẽ chia theo từng hạng chợ, tương ứng 50% mức thu phí chợ tối đa theo quyết định 24 của UBND TP HCM. Dự toán tổng mức kinh phí hỗ trợ đối với các thương nhân kinh doanh tại các chợ truyền thống trong 6 tháng sẽ hơn 76 tỷ đồng với gần 60.000 điểm kinh doanh.
Đối tượng nhận được gói hỗ trợ này là các cá nhân, tổ chức kinh doanh tại chợ có điểm kinh doanh, quầy hàng... bố trí trong phạm vi chợ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với đơn vị quản lý chợ và nghĩa vụ thuế với Nhà nước, có mã số thuế, danh sách thương nhân kinh doanh tại chợ.
Việt Nam sẽ mua Vaccine Covid-19 chỉ cần tiêm một liều?