Sáng ngày 25/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đưa ra chỉ thị về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện Chỉ số chất lượng không khí (AQI). Đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ thực hiện các biện pháp của thành phố để tăng hiệu quả các trong việc chống ô nhiễm môi trường.
Trong trường hợp ô nhiễm không khí chạm mức nguy hại, >300 AQI, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo tới Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học điều chỉnh lịch học, ngoài ra phải thông báo với Sở Y tế đưa ra các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân. Cụ thể phải hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong những ngày chất lượng ở mức xấu, rất xấu và nguy hại.
Những giải pháp đã và đang được thực hiện bao gồm quan trắc và công khai kết quả; khuyến khích người dân dùng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân; vận động người dân không đốt rác, đốt rơm rạ, các hộ gia đình và sản xuất kinh doanh không sử dụng bếp than tổ ong và nhiên liệu than cấp thấp.
Tuy đã áp dụng một thời gian nhưng chưa thực sự hiệu quả trong khi các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm lại ngày càng tăng lên như phương tiện giao thông gây ùn tắc, thả khói bụi, tình trạng đốt rơm rạ vẫn tái diễn.
Toàn thành phố vẫn còn 22.000 bếp than tổ ong, trên 500 tấn than vẫn được đốt mỗi ngày. Tỷ lệ xử lý rác thải bằng chôn lấp vẫn chiếm đa số, nước thải được xử lý mới đạt trên 20%...
Chính vì vậy Chủ tịch UBND thành phố kêu gọi toàn dân thủ đô tham gia và ủng hộ các biện pháp chống ô nhiễm đã được đề ra để nâng cao chất lượng môi trường. Đồng thời khuyến khích người dân phát huy vai trò giám sát các hoạt động ô nhiễm bằng cách cung cấp hình ảnh, video cho các cơ quan chức năng về các phương tiện tham gia chở quá tại, không che chắn phát tán bụi, phế thải.
Theo thống kế của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong năm 2019 có 6 đợt ô nhiễm không khí, đặc biệt trong tháng 12, chất lượng không khí thường xuyên ở mức "xấu" và "rất xấu".
Ngày 25/12, theo kết quả quan trắc, vào lúc 12h trưa chỉ số AQI ở nhiều khu vực đường vành đai 2, 3 ở mức trung bình, có thể gây ảnh hưởng đến người già, trẻ em, người bị bệnh tim mạch vì vậy nên hạn chế ra đường. Các đoạn Quốc lộ 32, Nhổn, chất lượng không khí ở mức kém - mức ảnh hưởng sức khỏe nhóm nhạy cảm.
Những hình ảnh đáng buồn ở Hà Nội và Sài Gòn trong đêm Giáng Sinh
Cố tình giẫm đạp lên vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, rác tràn ngập quanh hồ Hoàn Kiếm... là những hình ảnh đáng buồn trong đêm Noel 24/12