Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi các nhà lập pháp đấu tranh để đạt được thỏa thuận kích thích

Cổ phiếu giảm trong giao dịch biến động hôm 18/12 khi các nhà lập pháp đấu tranh để đạt sự thỏa thuận với gói kích thích COVID-19 bổ sung.

Kết phiên giao dịch ngày 18/12, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 124,32 điểm, tương đương 0,4%, xuống 30.179,05. Ở mức thấp nhất trong phiên, điểm chuẩn của 30 cổ phiếu đã giảm hơn 270 điểm. 

Chỉ số S&P 500 giảm 0,4%, tương đương 13,07 điểm, xuống 3.709,41. Nasdaq Composite giảm 0,1%, tương đương 9,11 điểm, xuống 12.755,64. 

Các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ cho biết, họ sắp đạt được thỏa thuận cung cấp 900 tỷ USD viện trợ bổ sung. Trong khi đó, các cuộc đàm phán đã kéo dài trong nhiều tháng và gói tài trợ liên bang sẽ hết hiệu lực vào lúc 12h01 sáng (giờ ET) hôm 19/12.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, cho biết các cuộc đàm phán “vẫn có hiệu quả”. Ông nói: “Trên thực tế, tôi thậm chí còn lạc quan hơn rằng, khuôn khổ lưỡng đảng, lưỡng viện cho một gói giải cứu lớn đang ở rất gần".

Dow giảm hơn 100 điểm khi các nhà lập pháp đấu tranh để đạt được thỏa thuận kích thích vào phút cuối. Ảnh: Internet
Dow giảm hơn 100 điểm khi các nhà lập pháp đấu tranh để đạt được thỏa thuận kích thích vào phút cuối. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, những tranh chấp vào phút cuối đã ngăn Quốc hội thông qua một thỏa thuận cứu trợ bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp, các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và tăng cường bảo hiểm thất nghiệp.

Khi phiên giao dịch đóng cửa, Quốc hội đang cố gắng thông qua một biện pháp để duy trì hoạt động của chính phủ trong hai ngày nữa, CNBC xác nhận.

Tesla gấp rút lên sàn

Vào hôm 18/12, thị trường chứng khoán biến động để chuẩn bị cho việc Tesla gia nhập vào S&P 500. Mọi hoạt động diễn ra gấp rút đến hồi chuông cuối cùng và S&P 500 sẽ bắt đầu giao dịch với Tesla với tư cách là thành viên vào ngày 21/12.

Sau khi tăng 700% trong năm nay, giá trị vốn hóa thị trường của Tesla là hơn 600 tỷ USD. Theo đó, nhà sản xuất ô tô điện sẽ trở thành công ty lớn thứ bảy trong bảng xếp hạng. 

Tesla dự kiến sẽ đánh dấu sự tái cân bằng lớn nhất của S&P 500 trong lịch sử. Người ta ước tính rằng, các quỹ thụ động theo dõi S&P 500 cần mua hơn 85 tỷ USD cổ phiếu Tesla và bán 85 tỷ USD phần còn lại của chỉ số để lấy chỗ cho nó.

S&P 500 sẽ bắt đầu giao dịch với Tesla với tư cách là thành viên vào ngày 21/12. Ảnh: Internet
S&P 500 sẽ bắt đầu giao dịch với Tesla với tư cách là thành viên vào ngày 21/12. Ảnh: Internet

Vào hôm 18/12, cổ phiếu của Tesla đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch đầy biến động. Hơn 200 triệu cổ phiếu của Tesla đã được đổi chủ, tăng gấp 4 lần khối lượng giao dịch trung bình trong 30 ngày. SPDR S&P 500 ETF Trust (SPY) đã giao dịch hơn 119 triệu cổ phiếu vào hôm 18/12, tăng gần gấp đôi khối lượng trung bình trong 30 ngày.

Tuần thắng cuộc

Các mức trung bình chính đã tạo ra mức tăng trong tuần bất chấp sự suy yếu vào hôm 18/12. Chỉ số Dow tăng 0,4% trong tuần. Trong khi đó, S&P 500 tăng 1,3% cho tuần tích cực. Nasdaq nặng về công nghệ hoạt động tốt hơn với mức tăng 3,1% trong tuần.

Cổ phiếu đã tăng vào đầu tuần này trong bối cảnh lạc quan về một thỏa thuận kích thích cũng như việc triển khai vaccine. Vào tối 17/12, các cố vấn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã ủng hộ áp đảo vaccine COVID-19 của Moderna. Đây là một bước quan trọng để FDA phê duyệt phân phối công khai. Trong khi đó, những lần tiêm chủng đầu tiên ở Mỹ đã được tiêm vào hôm 14/12 với vaccine của Pfizer-BioNTech.

Các nhà đầu tư đã đặt cược rằng, sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 cũng như dữ liệu kinh tế đáng thất vọng sẽ thúc đẩy các nhà lập pháp củng cố một gói viện trợ mới. Tỷ lệ thất nghiệp tuần trước đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 9, trong khi doanh số bán lẻ giảm nhiều hơn dự đoán trong tháng 11.

Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech trên diện rộng vào ngày 14/12. Ảnh: Getty 
Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech trên diện rộng vào ngày 14/12. Ảnh: Getty 

Brad McMillan, giám đốc đầu tư tại Commonwealth Financial Network, cho biết: “Tin xấu trong tuần này là làn sóng thứ ba tiếp tục trở nên tồi tệ hơn và thiệt hại kinh tế do đại dịch tiếp tục gia tăng. Tin tốt là chính sách đang bắt đầu thành công trong việc ngăn chặn virus và chính phủ liên bang có thể sẽ thông qua dự luật kích thích, giảm thiểu cả hai yếu tố rủi ro chính”.

McMillan cho biết, sẽ có nhiều biến động hơn trong ngắn hạn giữa những phát triển trên mặt trận kích thích và vaccine, trước khi nền kinh tế trở lại tăng trưởng vào năm 2021. “Với vaccine hiện đã có sẵn, chúng ta đang ở giai đoạn cuối của đại dịch, và thị trường nhận ra điều đó”, ông nói thêm. 

NHẬT SANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương