Chuyển đổi số thách thức doanh nghiệp Việt

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang là vấn đề cấp thiết. Nhưng chọn lối đi thế nào vẫn là bài toán khó cho hầu hết doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Minh Trí - Tổng Giám Đốc VNG Cloud, mọi doanh nghiệp (DN) đều cần phải tiến hành chuyển đổi số. Nhưng triển khai bằng cách nào thì tự bản thân mỗi doanh nghiệp DN phải hiểu rõ mình muốn gì, cần gì, từ đó mới biết mình phải có hành động gì, chuyển đổi những gì.

“Sẽ không có ngoại lệ trong chuyển đổi sổ. Gần như tất cả các ngành kinh doanh truyền thống đều sẽ chịu tác động lớn của chuyển đổi số. Nếu không thay đổi thì chúng ta sẽ rất khó tồn tại, chứ chưa nói tới việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài”, ông Trí nhấn mạnh.

Chuyển đổi số thách thức doanh nghiệp Việt

Báo cáo của International Data Corporation (IDC) cho thấy, ước tính trong năm 2019, thế giới sẽ chi 1,18 nghìn tỷ USD cho chuyển đổi số. Đến năm 2020, thị trường này sẽ mở rộng thêm 67% lên gần 20 nghìn tỷ USD và đến năm 2025, nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) dự kiến sẽ đóng góp 24,3% vào GDP toàn cầu.

Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp Việt chưa bắt đầu chuyển đổi số còn khá lớn, gấp 1,5 lần so với thế giới. Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp là không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, chưa tìm được mô hình nào phù hợp với đặc thù của riêng mình; chưa tìm được đối tác đồng hành tin cậy cả về kinh nghiệm, năng lực, công nghệ lẫn chi phí.

Nói về trường hợp của doanh nghiệp mình, ông Michael Chien – Giám đốc Nhân sự Tập đoàn Phú Mỹ Hưng cho biết, trong quá khứ, việc kiểm soát công nhân hoàn toàn phụ thuộc vào sổ sách và ghi chép thủ công, mất rất nhiều thời gian và nhân lực mà tính chính xác không cao.

Doanh nghiệp này quyết định chuyển đổi số thông qua giải pháp và hạ tầng của VNG Cloud để giải quyết được những vấn đề này; từ đó đã kiểm soát được dễ dàng số lượng công nhân trong công trường mà còn giám sát vấn đề an toàn và bảo hộ.

Chuyển đổi số thách thức doanh nghiệp Việt

Đồng ý kiến, ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Kỹ thuật VTV Digital thừa nhận VTV Go cũng từng gặp rất nhiều thách thức trước khi chuyển đổi số. Giải pháp trước đây của họ là tăng số lượng máy chủ và đáp ứng đủ traffic cùng một lúc. Tuy nhiên, việc phải mua hàng trăm server và có đội ngũ kỹ sư lớn để vận hành và kiểm soát tốn rất nhiều chi phí.

Sau khi chuyển đổi số, việc tăng số lượng server của VTV Digital được chủ động, có thể đặt lịch thời điểm để tăng server, tự động co giãn để đáp ứng số lượng traffic lớn… Từ đó, VTV Go cũng tăng được trải nhiệm người dùng với chất lượng cao hơn… Đến thời điểm hiện tại, VTV Go đã đạt được  20 triệu lượt tải và đạt 6 triệu users trên 1 tháng.

Một trường hợp khá thú vị diễn ra với các hãng taxi truyền thống. Năm 2015, khi Grab mới bắt đầu vào thị trường Việt Nam, các hãng taxi truyền thống của Việt Nam đang nắm thị trường nên rất tự tin, có phần chủ quan và ít đề phòng. Không ai ngờ được, chính công nghệ đã giúp Grab nhanh chóng giành lấy thị phần, đẩy taxi truyền thống vào thế khó, nếu không nhanh chóng chuyển đổi sẽ đứng bên bờ vực thẳm.

Ông Đoàn Nguyên Việt - Giám đốc điều hành Công ty giải pháp TOT cho rằng, một số hãng taxi đã có sự thay đổi chiến lược cạnh tranh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhưng hiện tại vẫn chưa thật sự thành công. Lý do đầu tiên đến từ tư duy của các lãnh đạo của hãng. Thứ hai là việc vận hành của hãng, họ vẫn sử dụng tổng đài để kết nối với khách hàng.

“Theo tôi, cần xây dựng một ứng dụng để số hoá tổng đài của hãng xe, trước mắt là giúp giải quyết bài toán về chi phí và dần giúp các hãng xe chuyển đổi hoá tốt hơn. Việc chuyển đổi số nên áp dụng từng bộ phận, từ tổng đài, nhân sự,… vì nếu thay đổi một loạt sẽ rất khó để họ thích nghi.

Bên cạnh đó, giải pháp của hãng taxi cần phải linh hoạt, co giãn tốt để phục vụ khách hàng trong nhiều thời điểm, gồm giờ cao điểm và thấp điểm, có thể scale tốt để phục vụ cho số lượng khách hàng tăng đột biến”, ông Việt nêu ý kiến.

Chuyển đổi số thách thức doanh nghiệp Việt

Rõ ràng, vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thường mắc phải là không biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu. Chính vì vậy, họ thường bắt đầu từ việc số hoá hết tất cả mọi thứ, xây dựng những ứng dụng trên nền tảng đó và bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình.

Quan điểm đấy không sai, tuy nhiên theo ý kiến của ông Vũ Minh Trí – TGĐ Công ty VNG Cloud là vẫn chưa đúng với DN Việt Nam, đặc biệt là với các DN vừa và nhỏ khi họ không có đủ chi phí thực hiện và đủ tầm nhìn để hướng đến chuyển đổi số.

“Chuyển đổi số thực ra không khó. DN trong năm đầu tiên muốn chuyển đổi số thì nên lựa chọn đưa business lên trên Cloud trước. Như trường hợp DN ở khu công nghiệp thường sẽ gặp khó khăn khi kiếm IT Manager, họ có thể đưa hết lên Cloud và sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Thay vì họ mua server và phải mua ba năm/lần thì rất phí và tốn kém. Bây giờ các DN có thể thoải mái sử dụng Cloud và dùng nhân viên để quản lý thôi”, ông Trí cho biết.

KIM THOA

Công nghệ số thay đổi thói quen tiêu dùng: Doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số hoặc là chết… (bài cuối)

Công nghệ số thay đổi thói quen tiêu dùng: Doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số hoặc là chết… (bài cuối)

GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện trưởng Viện John Von Neumann cho biết, doanh nghiệp không có kinh nghiệm có thể bắt đầu chậm nhưng không thể không chuyển đổi số...