Chuyên gia Harvard: Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc triển khai hộ chiếu vaccin

"Người dân nghe theo các lời khuyên để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tuân theo các các biện pháp theo dõi và truy vết", chuyên gia Pollack nói.

Trao đổi với Zing, ông Todd Pollack, Giám đốc Chương trình Đối tác vì Tiến bộ Y tế ở Việt Nam của Đại học Harvard (HAIVN) cho rằng các nước giàu có sở hữu 90% vaccine của thế giới, trong khi các nước có thu nhập trung bình và thấp chỉ mới tiếp cận được với rất ít vaccine. Ở cấp độ cộng đồng, quốc gia hay quốc tế, hộ chiếu vaccine đều có khả năng làm xấu thêm các vấn đề vốn đã tồn tại trong xã hội, điển hình là bất bình đẳng.

          Ông Todd Pollack, Giám đốc Chương trình Đối tác vì Tiến bộ Y tế ở Việt Nam của Đại học Harvard (HAIVN). Ảnh: Quốc Tuệ.

Ông Todd Pollack, Giám đốc Chương trình Đối tác vì Tiến bộ Y tế ở Việt Nam của Đại học Harvard (HAIVN). Ảnh: Quốc Tuệ.

Tiến sĩ Lê Thái Hà, giám đốc nghiên cứu và giảng viên cao cấp tại Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, cũng cho rằng Việt Nam cần thận trọng trong việc chấp nhận hộ chiếu vaccine. Bà nói: “Hiện nay, các loại vaccine trên thế giới vẫn chưa được xác nhận là tuyệt đối an toàn. Nhiều nước trên thế giới cũng đã tạm ngưng sử dụng một số loại vaccine. Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam vẫn cần cảnh giác trong việc chấp nhận hộ chiếu vaccine”.

Tiến sĩ Hà đề xuất vẫn nên thực hiện cách ly đối với những người đã tiêm chủng và muốn nhập cảnh vào Việt Nam, dù thời gian có thể ít hơn 14 ngày.

"Chúng ta cần phải xem xét đến vai trò của họ (người muốn nhập cảnh) quan trọng đến mức nào, có cần phải giảm cách ly hoặc không cách ly hay không. Nếu vai trò của họ đủ lớn và đã tiêm đủ liều vaccine, chúng ta có thể linh hoạt về thời gian cách ly cho họ”, Tiến sĩ Hà nói.

Chuyên gia cho rằng Việt Nam cần kiểm soát biên giới chặt chẽ nhất là thời điểm này khi các nước trong khu vực như Thái Lan và Campuchia đang bùng phát dịch. 

Ông Pollack nói Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chống dịch và đã chuẩn bị rất tốt; tuy nhiên, ông lưu ý tình hình diễn biến dịch ở Campuchia - nước chung biên giới Việt Nam. Các chuyên gia đều đồng ý rằng chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ và đạt được nhiều thành công, thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả.

"Người dân nghe theo các lời khuyên để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tuân theo các các biện pháp theo dõi và truy vết", ông Pollack nói. 

Tiến sĩ Hà cho rằng thành công của Việt Nam chứng tỏ không cần phải là một nền kinh tế quá phát triển hoặc hệ thống y tế quá hiện đại mới có thể thành công đối phó dịch Covid-19.

"Bên cạnh các chính sách đúng đắn của chính phủ thì sự ủng hộ của công chúng là một yếu tố quan trọng, vì không chính sách nào có thể hiệu quả nếu thiếu sự ủng hộ từ công chúng”, bà Thái Hà cho biết.

Bà cũng tin rằng chính phủ rất cố gắng trong việc hỗ trợ cho người dân nhưng việc người dân và doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ tài chính đôi khi còn nhiều khó khăn.

Thanh Mai

FDA khuyến nghị tạm dừng sử dụng vắc xin Johnson & Johnson

FDA khuyến nghị tạm dừng sử dụng vắc xin Johnson & Johnson

Các chuyên gia về miễn dịch vẫn lưu ý quan chức Mỹ về rủi ro gặp phải khi tiêm vắc xin của J&J vẫn thấp hơn rất nhiều so với lợi ích.