Có 3 thứ này, trong vòng 10 năm tới dù thời thế thay đổi đến đâu, cũng chẳng lo không kiếm được tiền

Để khả năng kiếm tiền không dần hao hụt theo thời gian, bạn bắt buộc phải trau dồi 3 kỹ năng này.

Linda Gratton - Nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh London (Anh) và Andrew Scott - Nhà tâm lý học, đồng tác giả cuốn sách “The 100-year life” (Cuộc đời 100 năm tuổi) từng nói: Cứ sau mỗi 5-10 năm, mỗi người sẽ gặp phải ít nhất 1 thử thách trong công việc. 

Điều này có nghĩa là khi thời thế thay đổi, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ thay đổi công việc. Sự thay đổi này có thể là tích cực - với một số người, nhưng cũng có thể là tiêu cực. 

Câu hỏi đặt ra lúc này: Chúng ta có thể làm gì để bảo toàn khả năng kiếm tiền, hạn chế rủi ro bị đào thải? Với 12 năm kinh nghiệm đi làm, trong đó có 7 năm là quản lý cấp trung, tôi nhận ra, 3 kỹ năng này chính là “tấm khiên” bảo vệ cho hành trình thăng tiến của một người.

Dù thời thế có thay đổi thế nào, chỉ cần có 3 kỹ năng dưới đây, bạn cũng chẳng lo bị đào thải.

1 - Khả năng mang lại cảm xúc có giá trị tích cực

Trong vài năm trở lại đây, không khó để chúng ta bắt gặp những bài báo với tiêu đề: “Nhân viên phục vụ đầu tiên bị sa thải do robot”, hoặc “Một công ty lớn cắt giảm 20% nhân sự do sự bùng nổ của AI”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không thể phủ nhận thực trạng rằng công nghệ phát triển đã đẩy một vài nhóm người vào cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, AI hay Robot không bao giờ có thể thay thế 100% cho sức lao động của con người, vì suy cho cùng, đó cũng chỉ là những sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì có cảm xúc, còn AI hay Robot thì không. 

Li Xiang - Một chuyên gia truyền thông cấp cao đã kể câu chuyện thế này: Với sự phát triển của xe tự lái, người ta dự đoán rằng có thể 3 triệu tài xế sẽ mất việc. Với sự phát triển của AI, trợ lý cũng là nghề có nguy cơ “biến mất”. 

Vậy đâu là điều khiến con người “được việc” hơn công nghệ? Chính là mang lại giá trị cảm xúc tích cực. Một chiếc xe tự lái có thể đi theo con đường đã được bản đồ chỉ dẫn để trở hành khách tới nơi họ cần tới, nhưng nó sẽ không biết tìm những cung đường tắt, để rút ngắn quãng đường, giúp hành khách tiết kiệm thời gian di chuyển. Một trợ lý AI có thể tổng hợp dữ liệu, nhắc nhở lịch trình, nhưng nó không thể teamwork, không thể hỗ trợ “chủ nhân” nghiên cứu đối thủ, đặt mình vào vị trí của khách hàng để lên kế hoạch, tìm điểm chạm,... 

Con người làm việc với con người, sau một thời gian, chúng ta có thể đạt tới sự thấu hiểu và ăn ý đến mức tự bản thân biết mình sẽ phải làm gì để xử lý công việc. Còn công nghệ thì không. 

Đó chính là giá trị cảm xúc mà chỉ con người mới có thể làm được. 

2 - Kỹ năng giao tiếp

8 trường Đại học thuộc khối Ivy League từng thực hiện một cuộc khảo sát. Họ đưa ra một bảng câu hỏi dành cho giới kinh doanh ở Phố Wall và các chính trị gia ở Washington, với chủ đề: Nếu bây giờ được quay trở lại trường đại học, bạn sẽ muốn học lớp học nào nhất?

Các câu trả lời đương nhiên rất đa dạng. Có người chọn lớp dạy kỹ năng viết, có người chọn lớp nghiên cứu đàm phán, có người chọn lớp triết học,... Điểm chung của tất cả các lớp học được nhiều người chọn nhất chính là cải thiện khả năng giao tiếp. Người càng giỏi, càng thành công, càng hiểu rõ sức mạnh của kỹ năng giao tiếp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong bộ phim Chasing Happiness, nhân vật nam chính Chris đã lột xác từ một nhân viên bán hàng, thành một nhà môi giới chứng khoán xuất sắc. Ngẫm về hành trình phấn đấu của Chris, không khó để nhận ra ngoài sự cần mẫn, còn có một lý do quan trọng khác giúp Chris thành công: Anh ấy rất giỏi trong việc giao tiếp để tạo ra cơ hội cho chính mình.

Một ngày nọ, Chris đi ngang qua một công ty chứng khoán và nhìn thấy một người đàn ông mặc vest chỉnh tề, Chris rất ghen tị và tò mò về anh ta. Chris mạnh dạn bắt chuyện và hỏi về nghề nghiệp của đối phương. Chính cuộc trò chuyện ấy đã đưa Chris vào con đường môi giới chứng khoán, từ đó thành công, thoát nghèo.

Trong cuộc sống thường ngày, từ những việc nhỏ nhất như đi chợ, cho tới những việc lớn hơn như họp hành, kêu gọi đầu tư,... chúng ta đều cần có kỹ năng giao tiếp. Nhưng thực tế lại không có nhiều người coi trọng kỹ năng này.

3 - Khả năng kể chuyện

Nếu để ý bạn sẽ thấy: Mọi người đều thích nghe những câu chuyện, và những câu chuyện hay có sức mạnh rất lớn. Chúng ta xem phim, đọc sách, xem nhạc kịch,... vì sao? Vì ở đó có những câu chuyện hay, truyền cảm hứng, khích lệ người xem. 

Để bạn dễ hình dung hơn về tầm quan trọng của việc kể những câu chuyện hay, tôi sẽ lấy một ví dụ thế này: Khi bạn bảo một đứa trẻ phải chăm học, khả năng cao là nó sẽ không nghe. Nhưng nếu bạn cho đứa trẻ ấy xem một bộ phim, với nội dung cố lõi tương tự như điều bạn chỉ dạy, chỉ khác là bộ phim ấy kể về cuộc đời của một người chăm học từ bé, không cần nói cũng biết, phương pháp nào hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kể chuyện trở thành kỹ năng quan trọng vì thế. Dùng các quy tắc giáo điều và khô cứng để giáo dục một đối tượng, một nhóm người không bao giờ hiệu quả bằng việc kể một câu chuyện ẩn chứa những thông điệp, bài học giá trị.

Kỹ năng kể chuyện cũng là yếu tố rất quan trọng trong công việc. Bạn xây dựng thương hiệu, đi kêu gọi đầu tư, bán sản phẩm,... tất cả đều cần có câu chuyện. Bạn không thể chỉ nói khơi khơi “tôi rất giỏi”, “dự án của tôi rất có tiềm năng” hay “sản phẩm của chúng tôi rất tốt”,... 

Ngọc Linh