Trước đây các bậc phụ huynh thường phải chờ tới những buổi họp mới có nhiều thời gian và cơ hội để gặp gỡ, trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con mình. Tuy nhiên, theo sự phát triển của công nghệ, ngày nay chỉ cần một vài tin nhắn qua các nhóm chat online là phụ huynh có thể nắm được tình hình của các con theo ngày, thậm chí là theo giờ. Tuy nhiên, từ đây cũng phát sinh nhiều tình huống trớ trêu.
Mới đây, một cô giáo ở Trung Quốc gửi vào nhóm phụ huynh một loạt ảnh tổng kết hoạt động tuần của học sinh. Album ghi lại sinh hoạt ăn, ngủ, tham gia hoạt động của các em vô cùng đáng yêu, khiến phụ huynh háo hức. Tuy nhiên, một người phát hiện ra bức ảnh trong số đó có sự bất thường. Thì ra cô giáo gửi nhầm 1 bức ảnh các bé đang đi vệ sinh. Đáng nói, toilet nam và nữ trong trường lại không tách biệt? Lập tức các phụ huynh đòi gặp hiệu trưởng trường mẫu giáo vì thấy nhà trường không có trách nhiệm với học sinh.
Các bé xếp hàng vào nhà vệ sinh. |
Nhưng một bức ảnh khác cho thấy, nhà vệ sinh nam nữ không tách biệt. |
Một phút sau, cô giáo đã gỡ bỏ bức ảnh vì cảm thấy không thích hợp.
Cô giáo sau đó giải thích: Nhà vệ sinh của trường được thiết kế như vậy nhằm thuận tiện cho giáo viên trong việc quản lý trẻ. Cô giáo thừa nhận rằng việc làm này không hợp lý và không ngờ chỉ một bức ảnh đơn giản lại gây ra phản ứng mạnh mẽ.
Trên thực tế, khi đi xin học cho con, nhiều phụ huynh chỉ để ý xem cơ sở vật chất của trường có sạch đẹp không, dụng cụ học tập như thế nào. Thậm chí họ cũng chỉ xem toilet có sạch sẽ và vừa tầm với con không chứ không để ý tới việc nhà trường có ngăn riêng toilet nam nữ không.
Tại sao nhiều trường mẫu giáo lại thiết kế nhà vệ sinh như vậy?
Thuận tiện cho việc quản lý trẻ
Hầu hết các lớp mẫu giáo có hai giáo viên và khoảng hai mươi trẻ em. Tuy nhiên, khi đưa trẻ đi vệ sinh, thường chỉ có một giáo viên, vì vậy nếu nhà vệ sinh phân chia nam nữ, giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc quản lý trẻ.
Ngoài ra, một số trẻ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân tốt và cần sự giúp đỡ của giáo viên khi đi vệ sinh. Trong tình huống này, giáo viên sẽ phải mất nhiều thời gian để chăm sóc từng trẻ, và việc quản lý trẻ khi nhà vệ sinh phân chia theo giới tính có thể gặp khó khăn.
Tiết kiệm chi phí
Đối với một số trường mẫu giáo tư thục, ngân sách không phải lúc nào cũng dư dả, vì vậy việc thiết kế nhà vệ sinh chung giúp tiết kiệm không gian và chi phí.
Bảo đảm an toàn cho trẻ
Khi trẻ khoảng 4 tuổi, chúng đã dần học cách kiểm soát bản thân, vì vậy giáo viên có thể áp dụng phương pháp đi vệ sinh theo nhóm, giúp trẻ luyện tập khả năng tự đi vệ sinh và phân chia giới tính một cách khéo léo.
Trong tình huống này, một nhà vệ sinh vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu. Việc một giáo viên đưa trẻ đi vệ sinh giúp quản lý an toàn hơn và nhiều nhà vệ sinh có vách ngăn giữa các khu vực, giúp trẻ tránh tình huống khó xử và giáo viên có thể dễ dàng bảo đảm an toàn cho trẻ.
Vậy có phải trẻ mẫu giáo không nên phân biệt nhà vệ sinh nam nữ?
Người lớn thường cho rằng trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo chưa biết phân biệt giới, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Khi trẻ tầm 3 tuổi, nhận thức về giới bắt đầu nảy mầm. Lúc này các con sẽ có ý thức quan sát sự khác biệt ở người khác giới và tò mò về bạn khác giới.
Các bé ở lứa tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi), có thể cho đi chung toilet vì cần cô giáo chăm sóc cẩn thận. Nhưng trẻ lứa tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) thì nên đi riêng hoặc phải có vách ngăn để dạy cho con về sự riêng tư, giáo dục con biết tự bảo vệ mình.
Lấy chồng xong “ở ẩn”, nữ ca sĩ này giờ giàu sụ, sở hữu dàn siêu xe khiến ai nấy lác mắt: Chuyện dạy con càng nể
Nhiều năm qua, nữ ca sĩ ít chia sẻ về cuộc sống riêng tư trên báo chí.