Cơn bão cytokine có thể là nguyên nhân khiến người bệnh Covid-19 tử vong

Một lượng lớn dữ liệu cho thấy cơn bão cytokine xảy ra ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Cytokine là gì?

Cytokine là một thuật ngữ kết hợp từ 2 từ Hy Lạp: cyto (tế bào) và kinos (tác động, kích động). Đây là chất hoạt hóa, tế bào, những phân tử mang tín hiệu (signalling molecules) hỗ trợ sự giao tác giữa các tế bào trong phản ứng miễn dịch và kích thích tế bào di động đến các vị trí viêm, nhiễm trùng và chấn thương.

Cơn bão cytokine là gì?

Trong cơ thể, cytokine có nhiệm vụ điều phối các phản ứng miễn dịch, khi có mầm bệnh thì hệ thống này được huy động, cytokine sẽ thông báo để các tế bào tế bào lympho T và đại thực bào di chuyển đến vị trí nhiễm trùng. Từ đó kích hoạt các tế bào khiến chúng tạo ra nhiều cytokine hơn.

Bão cytokine (cytokine storm syndrome) là tình trạng tăng cytokine máu cấp tính, một phản ứng miễn dịch nghiêm trọng, trong đó cytokine được giải phóng quá nhiều và quá nhanh vào máu. Các chất trung gian được giải phóng quá mức sẽ trở thành phản ứng gây hại dẫn đến rối loại và suy sụp hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Trước hiện tượng này, các cơ quan trong cơ thể có thể gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

  Cơn bão Cytokine có thể khiến người mắc COVID-19 tử vong.

Cơn bão Cytokine có thể khiến người mắc COVID-19 tử vong.

Trong dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tình trạng nặng của người bệnh liên quan nhiều đến phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, trong đó có hội chứng giải phóng cytokine.

Dấu hiệu và triệu chứng của bão cytokine gồm sốt cao, tình trạng viêm nặng, mệt mỏi và buồn nôn. Trong những ca nặng, bão cytokine gây tổn thương, suy đa phủ tạng và dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn có khả năng gây tổn thương rất nặng cho các mô và cơ quan. Nếu xảy ra ở phổi, chất dịch và các tế bào miễn dịch như đại thực bào có thể tích tụ lại, ngăn chặn đường thở, nhu mô phổi sẽ hoại tử và  dẫn đến tử vong.

Cơn bão này có thể xảy ở một số bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm như: hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), nhiễm trùng huyết, Ebola, cúm gia cầm, đậu mùa và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.... Từ đó khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình. Những cytokine này tấn công nhiều bộ phận bao gồm gan, phổi và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Một số loại cytokine kích hoạt tế bào chết. Khi cơ thể có nhiều tế bào làm điều này cùng một lúc, rất nhiều mô có thể chết. Trong COVID-19, mô đó chủ yếu nằm trong phổi. Khi các mô bị phá vỡ, các túi khí nhỏ bé bị rò rỉ và chứa đầy chất lỏng, gây viêm phổi và làm thiếu oxy máu. Khi phổi bị tổn thương nặng sẽ dẫn đến hội chứng suy hô hấp. Sau đó các cơ quan khác bắt đầu bị ảnh hưởng.

Vì nguyên nhân gây bão cytokine chưa được xác định chính xác, các bác sĩ lâm sàng chưa có phác đồ xử lý đặc hiệu và đa phần là điều trị các “triệu chứng”.

Sáng 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, khi mắc COVID-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi, có bệnh nền.

Về cơ chế gây tăng nặng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết, nhóm nguy cơ khi mắc COVID-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác.

"Tôi lưu ý về nguy cơ cơn bão cytokine. Một số người khi bị virus tấn công sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này không chỉ tấn công virus mà còn tấn công các cơ quan nội tạng, gây suy các cơ quan và làm giảm các chức năng, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, đơn cử như bệnh nhân 91 ở TP HCM giai đoạn trước" – PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho hay.

Thanh Mai

Vì sao chậm xét nghiệm nCoV cho bệnh nhân võ sư người Mỹ?

Vì sao chậm xét nghiệm nCoV cho bệnh nhân võ sư người Mỹ?

Giới chức y tế TP HCM cũng cho rằng hiện không có bằng chứng nào cho thấy "bệnh nhân 449" là một F0 lây nhiễm nCoV tại Đà Nẵng.