Cúng dường online: Xu hướng mới của tín ngưỡng?

Sau khi tiến hành thử nghiệm, có nhiều ý kiến ủng hộ, đánh giá cao việc giáo hội ứng dụng công nghệ, mang lại lợi ích nhiều mặt.

Theo thống kê của MoMo, qua hơn 6 tháng triển khai thí điểm hình thức cúng dường qua ví điện tử đã ghi nhận khoảng 100.000 lượt công đức với số tiền vài trăm triệu đồng. 

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết dịp lễ Phật đản năm 2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng kêu gọi từ thiện trên ứng dụng ví điện tử và thu được khoảng 200 triệu đồng trong 1 tháng để làm chương trình từ thiện Bữa cơm cho em tại tỉnh Điện Biên. Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện đây là hình thức mới, khác với thói quen và văn hóa truyền thống nên nhiều người sẽ chưa quen với hình thức mới nên giáo hội chỉ đặt vấn đề thử nghiệm.

Cúng dường online: Xu hướng mới của tín ngưỡng?

Cúng dường qua ví điện tử được Giáo hội Phật giáo Việt Nam bắt đầu thí điểm ở một số chùa lớn từ Tết Nguyên đán Tân Sửu, tháng 1-2021. Ban đầu chỉ có vài chùa tham gia như: Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Tuệ (Nghệ An)... 

Tính đến thời điểm hiện tại có 50 chùa trên toàn quốc đang thử nghiệm (miền Bắc: 29 chùa; miền Trung: 8 chùa và miền Nam là 13 chùa). Hiện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục duy trì hình thức này ở nhiều tỉnh thành cả nước như: chùa Yên Phú (Hà Nội), các chùa Bút Tháp, Đồng Kỵ, Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Giác Ngộ (TP.HCM), thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai), thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (TP Cần Thơ)...

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, cúng dường qua ví điện tử giúp phật tử được thuận lợi cúng dường và giúp dễ dàng minh bạch được số tiền công đức và khắc phục các tồn tại trong văn hóa lễ chùa... Đây chính là lý do quan trọng nhất khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn áp dụng hình thức cúng dường qua ví điện tử được rộng rãi hơn.

Sau khi tiến hành thử nghiệm, có nhiều ý kiến ủng hộ, đánh giá cao việc giáo hội ứng dụng thành tựu chung của cách mạng số 4.0, mang lại lợi ích nhiều mặt.

Tuy nhiên, tại các chùa có thí điểm cúng dường qua ví điện tử thời gian qua, nhiều người lớn tuổi vẫn chọn cách thức "truyền thống" là đặt tiền giọt dầu vào hòm công đức, trên ban thờ... Bởi đây là thói quen đã ăn sâu của người lớn tuổi cũng như do hạn chế công nghệ hiện đại. 

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết vẫn còn một số ý kiến không đồng tình với cách thức cúng dường mới, tất cả các ý kiến đều được giáo hội lắng nghe, ghi nhận.

"Thay đổi thói quen, tập tục văn hóa là một quá trình dài. Số lượng người sử dụng hình thức này không nhiều nhưng giáo hội xác định đây là một xu thế của xã hội chuyển đổi số, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước đang sử dụng rộng rãi nên giáo hội sẽ nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng, cũng như chuẩn bị các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo trọn vẹn nhất ý nghĩa của thực hành pháp cúng dường", thượng tọa nói.

Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cho rằng, cần có thời gian và có sự đánh giá mức độ tiếp nhận, thay đổi tư duy, thói quen của cộng đồng. Thay đổi thói quen trong các sinh hoạt văn hoá, đặc biệt là các sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh là vô cùng khó khăn. Kết quả sau thời gian thử nghiệm sẽ trả lời hình thức cúng dường online có phù hợp và tiến tới triển khai đại trà hay không.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng: “Theo tôi, hình thức cúng dường và thanh toán online đã được thực hiện rải rác trong thời gian qua. Rất nhiều phật tử vì không có điều kiện về chùa đã gửi cho chùa một khoản kinh phí để công đức”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cũng phân tích, sự phát triển của tín ngưỡng hay tôn giáo nó luôn luôn đi cùng và nương tựa vào sự phát triển của thực tế, đặc biệt của khoa học kỹ thuật.

Thanh Mai

Bộ Y tế nói gì về việc phải ký cam kết nếu không tiêm vaccine Covid-19?

Bộ Y tế nói gì về việc phải ký cam kết nếu không tiêm vaccine Covid-19?

Theo đại diện của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong 3 tháng tới, chương trình tiêm chủng sẽ tập trung vào đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi 3, 4.