Kết luận chắc nịch rồi: Các thanh bê tông khác cốt thép bình thường.
Người ta điều tra rồi kết luận: mỗi cái thanh ấy cốt tre thôi. |
Đúng là bò! Nếu không có cái vụ hai tỷ hai, hơn một chút, mà hai tên cướp nhân ngày Tết rảnh rỗi đến cướp tại một trạm thu phí giao thông, trạm Long Thành- Dầu Giây (TP HCM) vốn là nơi công tác cũ của cả hai, khiến dân tình xôn xao từ Tết đến giờ, hai tỷ hai trăm hai mươi triệu đồng được coi là số tiền trạm thu giá, à, đã đổi lại đúng đắn là thu phí, thu được trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trong ngày. Bị cướp mới lộ ra là tiền thu phí nhiều quá, hơn hẳn những gì mà người ta hình dung. Vấn đề gian lận doanh thu trạm thu phí được đưa ra từ nhiều năm nay, mà việc giám sát thu phí của Bộ chỉ định kỳ vài năm một lần, giám sát chủ yếu dựa trên báo cáo của doanh nghiệp, của nhà đầu tư…, mà Bộ thì cả tin! Đến như BOT cao tốc Trung Lương, gian lận nghe đầu từ 2015 mà 2018 Bộ mới phát hiện, mà cũng phải nhờ công an vào cuộc mới phát hiện được.
Hai tên cướp nhân ngày Tết rảnh rỗi đến cướp tại một trạm thu phí giao thông, trạm Long Thành- Dầu Giây (TP HCM) vốn là nơi công tác cũ của cả hai |
Tình thế bắt buộc thanh tra Bộ GTVT phải vào cuộc, kiểm tra đột xuất trạm Long Thành- Dầu Giây. Cái sự vào cuộc này đột xuất khá là rầm rộ, đăng báo trước mấy ngày. Kết quả khả quan, trạm khai đúng, chứng từ thu phí được lập đầy đủ theo quy định. Đúng là BOT!
Thế ra là cướp sai! Cướp thì tất nhiên sai, sai thì bị đi tù. Đơn giản! Chỉ có điều là Thanh tra Bộ tin trạm thu phí, mà dân không tin. Dân tự cử người ra đếm xe qua trạm, như ở BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa). Đeo cả chứng minh thư trước ngực để chứng tỏ dân không phải “người lạ” hoặc bị kẻ xấu xúi giục như cách ban đầu địa phương và một vài tờ báo gọi. Dân ra đường đếm xe. Lâu lâu cái câu "Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra" được triển khai đúng ý nghĩa. Mà dân đã đếm, thì sai số với báo cáo của BOT và khác kết luận của thanh tra bộ đương nhiên là đáng kể. Như ở trên cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ, một đơn vị lắp camera đếm thì thấy trạm này mỗi ngày thu 1.9 tỷ đồng, mà trạm chỉ báo cáo thu có 1.2 tỷ đến 1.4 tỷ Câu chuyện này không có một chút hài hước nào. Thậm chí ngược lại. Cứ nghĩ đến 70 trạm BOT trong toàn quốc, mỗi ngày nơi này nơi kia bỏ vào túi ít ra nửa tỷ bạc, thì cái chuyện dân nghèo mãi cũng không có gì thắc mắc.
Tài liệu đếm xe trong 10 ngày của dân quanh trạm BOT Ninh Lộc đã mất |
Cũng may là ngày 5/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GTVT kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định đối với hoạt động thu phí tại các trạm thu phí BOT đường bộ trên cả nước, làm rõ thông tin nguời dân phản ảnh về tình trạng gian lận, thiếu minh bạch tại các trạm thu phí này, sau khi nghe việc dân đếm xe. Nếu Thanh tra Bộ lần nữa khẳng định trạm thu phí không sai, có lẽ người dân ở các trạm BOT đều sẽ ra đường tự mình đếm xe. Tiền của dân, tiền của nhà nước thất thoát vào túi ai đó, không thể không minh bạch được.
Tin mới hôm nay là tài liệu đếm xe trong 10 ngày của dân quanh trạm BOT Ninh Lộc đã bị mất. Không mất tài sản, chỉ mất tài liệu! Lạ thế! Nhưng 10 ngày đếm xe này mất tài liệu, dân lại kiên trì đếm thêm 10 ngày nữa. Đếm đến lúc nào sự minh bạch được lập lại, mới thôi
Đúng là dân lạ!
Dân có phải trả tiền oan cho 222 năm thu phí ở 61 dự án BOT không?
ĐBQH Bùi Văn Phương cho biết, sau khi kiểm toán 61 dự án BOT, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này.