Dạy con thế nào

Thật dễ để một đứa trẻ đi học nghề, nhưng để chúng là người có văn hóa, kiến thức xã hội, khả năng tư duy lại là một câu chuyện khác.

Có nhiều cha mẹ bất mãn với nền giáo dục hiện tại nên họ chọn hình thức homeschooling hay unschool. 

Thậm chí mình còn nghe cái lý tưởng cùng rủ nhiều gia đình xây dựng một nơi để giáo dục trẻ, phải cần những mảnh đất cách xa bên ngoài bao nhiêu km để đứa trẻ không chịu ảnh hưởng bởi thế giới ngoài kia. Rồi họ nhất định sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ ưu tú, tốt đẹp hơn thế giới hiện tại rất nhiều. 

Mình nghĩ rằng cha mẹ nào cũng mong những điều tốt đẹp nhất cho con của họ. Nhưng có khi họ không đủ trình độ, nhận thức để làm những điều họ mong muốn. 

Không phải một người có trình độ Đại học, thậm chí là Thạc sĩ, Tiến sĩ đã biết nuôi dạy con sao cho phải. 

Có một anh từng nhận học bổng Tiến sĩ ở Úc, là giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội đã từng tìm đến mình. Anh có rất là nhiều vấn đề tâm lý, một trong số đó là thiếu kỹ năng hòa nhập xã hội. Anh không biết giải quyết các mối quan hệ như thế nào…

Một người họ có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó có thể truyền tải kiến thức lĩnh vực đó không có nghĩa là họ am tường kiến thức cuộc sống. Vốn sống luôn cần sự trải nghiệm. Và trải nghiệm thì không bao giờ là đủ. Ngoài ra cần phải cập nhật kiến thức văn hóa. 

Ừm. Thật đơn giản để dạy một đứa trẻ tính toán nhân chia cộng trừ. Thậm chí máy tính, smartphone có thể hỗ trợ điều đó nhanh. Ta không cần phải học về căn bậc hai, căn bậc ba vì nó áp dụng thực tế không nhiều. Thế nhưng toán học đâu chỉ có tính toán những con số mà bạn cần nhìn nó rộng ra để áp dụng vào cuộc sống như ứng dụng những định nghĩa “phương pháp quy nạp”, “phương pháp diễn dịch” vào nhiều lĩnh vực…

Dạy con thế nào

Thật dễ dàng để cho một đứa trẻ đi học nghề. Việc đó đâu có khó. Nghề gì làm lâu năm cũng sẽ trở nên thuần thục. 

Nhưng để đứa trẻ đó là người có văn hóa, am tường kiến thức xã hội, phát triển khả năng tư duy lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Bạn có chắc là bạn đủ ưu tú, tốt đẹp hơn con người trong thế giới hiện tại để dạy những đứa trẻ như bạn hình dung? 

Mình nghĩ “homeschooling”, “unschool” nó không có xấu. Mà nó đòi hỏi người có trình độ cao, có nhận thức và tư duy sắc sảo, cũng như một nền tảng kiến thức vững chắc đa lĩnh vực thì mới theo được đường lối này. 

Hoặc là phải có nhiều bạc để đứa trẻ không đến trường nhưng có điều kiện học tất cả những thứ mà nó yêu thích. Cha mẹ là người tài hoa, toàn năng hoặc ở bên cạnh quá nhiều người tương tự vậy thì khỏi cần. 

Cha mẹ phải dành rất nhiều thời gian để đồng hành cùng con. Còn việc đến trường là thầy cô thay cha mẹ làm điều đó để cha mẹ còn kiếm tiền lo cho cuộc sống. 

Nhưng nói gì thì nói, việc từ bỏ chuyện đến trường quá sớm sẽ khiến đứa trẻ đánh mất nhiều cơ hội cuộc sống. Bây giờ còn nhỏ chưa biết định hướng nghề nghiệp nhưng lỡ sau này lớn lên thích làm luật sư, bác sĩ, phi công mà trình độ chưa đến tiểu học thì sao làm? 

Người lớn có khi còn loay hoay với định hướng nghề nghiệp huống chi là một đứa trẻ. Có khi mỗi năm nó có mỗi ước mơ. 

Nó chỉ nên chọn lựa khi nó đã có một sự chín chắn về nhận thức nhất định. Có những đứa trẻ nó bộc lộ rất sớm nhưng có những đứa khi lớn vẫn đầy loay hoay. 

Mà một điều quan trọng là cha mẹ không hòa nhập được với xã hội thì sao có thể dạy cho con các kỹ năng xã hội cần thiết? 

Bằng cấp đôi khi nó không biểu lộ trình độ một con người. Nhiều người họ phải lấy bằng này bằng kia để khè mình, mình chỉ cười nhạt. Nhưng có những lúc bằng cấp cũng rất quan trọng, giúp chúng ta có sự đảm bảo về cuộc sống. Bạn cần phải có bằng này, bằng kia để làm một số thứ. Nên đôi khi chúng ta đừng quá cực đoan với nó. 

Nói thật chứ, như mình giờ nói mình dạy trẻ mình không biết dạy sao cho phải. 

Dù lớp 12 học Toán 9,8. Văn vở thì cũng viết sách, viết báo. Cũng tự học rất nhiều thứ, tự rèn luyện sức khỏe bản thân bước qua nhiều giới hạn. 

Nhưng mình sẽ rất bối rối để dạy một đứa trẻ. Vì mình đòi hỏi bản thân về sự “đúng đắn”. 

Mình còn phải học nhiều thứ về cuộc sống để chín chắn, trưởng thành hơn, để gieo những mầm tốt đẹp về việc làm người cho đứa trẻ. 

Có rất nhiều thứ mình chưa biết. 

Không dám ảo tưởng vỗ ngực xưng tên chuyện sẽ dạy cho đứa trẻ thành một người ưu tú, tốt đẹp vượt trội.

Vân Anh

Hóa giải mâu thuẫn với ông bà trong nuôi dạy trẻ

Hóa giải mâu thuẫn với ông bà trong nuôi dạy trẻ

Khi tình yêu quá lớn dễ dẫn đến sự can thiệp sâu vào đời sống của nhau, cộng thêm khoảng cách thế hệ dễ đem lại những mâu thuẫn đáng tiếc.