Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà - ngôi nhà của loài động vật nguy cấp Thạch sùng mí

Loài Thạch sùng mí Cát Bà, có tên khoa học là Goniurosaurus catbaensis Ziegler, Nguyen, Schmitz, Stenke, Rösler, 2008 với mẫu chuẩn thu thập tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

 

Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) gần đây đã công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, với phần diện tích mở rộng bao gồm quần đảo Cát Bà, được biết đến là quần đảo núi đá vôi lớn nhất ở Việt Nam. Tại nơi đây, các nhà khoa học từ Vườn thú Cologne (CHLB Đức) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - VAST) đã phát hiện một loài mới cho khoa học vào năm 2008, loài Thạch sùng mí, có tên khoa học là Goniurosaurus catbaensis Ziegler, Nguyen, Schmitz, Stenke, Rösler, 2008 với mẫu chuẩn thu thập tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Thạc sùng mí Cát Bà
Thạc sùng mí Cát Bà

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu của TS. Ngô Ngọc Hải (Viện Nghiên cứu hệ gen, VAST) về hiện trạng quần thể, đặc điểm sinh thái và các nhân tố tác động tới quần thể của loài động vật đặc hữu này ngoài tự nhiên, các nhà khoa học của Đức và Việt Nam đã xây dựng hồ sơ đưa loài bò sát này vào Danh lục Đỏ IUCN, Sách Đỏ Việt Nam cũng như danh mục các loài động vật hoang dã được bảo vệ như Công ước CITES và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại quần đảo Cát Bà, đã có một số chương trình nghiên cứu, giám sát quần thể được triển khai bởi các nhà khoa học và cán bộ của Vườn Quốc gia Cát Bà trong hơn 10 năm qua. Một số hoạt động bảo tồn loài cũng đã được thực hiện như bảo vệ sinh sảnh rừng tự nhiên, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và khách du lịch nhằm giảm thiểu tác động đến quần thể của loài như xây dựng biển báo và phát tờ rơi. Bên cạnh đó, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) và Vườn Thú Cologne cũng đã triển khai chương trình nhân nuôi bảo tồn loài đặc hữu, quý hiếm này và đã có hơn 20 cá thể của loài này đã được nhân nuôi sinh sản thành công.

Thạch sùng mí Cát Bà đã được nhân nuôi sinh sản thành công
Thạch sùng mí Cát Bà đã được nhân nuôi sinh sản thành công

GS.TS. Thomas Ziegler, điều phối viên Chương trình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn thú Cologne, tác giả mô tả loài Thạch sùng mí cát bà và cũng là chuyên gia của IUCN trong quá trình đánh giá hồ sơ đề cử Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Việc công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, là nơi sinh sống tự nhiên của loài Thạch sùng mí cát bà, hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm hơn nữa cho các chương trình bảo tồn loài bò sát đặc hữu và quý hiếm này cũng như bảo vệ sinh cảnh của tất cả các loài động vật hoang dã khác trên quần đảo. 

Theo Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam

Minh Tâm ( xử lý tin)

Làm thế nào để ngăn chặn việc săn bắt, giết hại động vật hoang dã?

Làm thế nào để ngăn chặn việc săn bắt, giết hại động vật hoang dã?

Cần có những chế tài nghiêm khắc để chấm dứt ngay việc săn bắn, giết mổ, ăn thịt các loại động vật hoang dã nhằm cắt đứt nguồn lây truyền bệnh.