'Địa ngục chốn trần gian' của những người Việt Nam vượt biên đến nước Anh

Số lượng thanh thiếu niên, phụ nữ người Việt có nhu cầu “xuất khẩu lao động” ngày càng tăng và trở thành miếng mồi béo bở cho bọn buôn người bất lương.

Sau cái chết thương tâm của 39 người trong chiếc “container tử thần” nhập cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh, Anti-Slavery International, một tổ chức nhân quyền quốc tế lâu đời nhất trên thế giới, tổ chức từ thiện duy nhất của Anh hoạt động để loại bỏ tất cả các hình thức nô lệ trên toàn thế giới, một lần nữa đã gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn buôn người , nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Với lời hứa hẹn về 1 công việc ổn định, thu nhập cao tại xứ người, nhiều người Việt đã bất chấp hậu quả để vượt biên , theo The Guardian.

Nhiều phụ nữ Việt Nam làm việc trong các tiệm làm móng, thường nợ bọn buôn người khoản tiền rất lớn.
Nhiều phụ nữ Việt Nam làm việc trong các tiệm làm móng, thường nợ bọn buôn người khoản tiền rất lớn.

Trong số những người trẻ tuổi nhập cư vào Anh, thanh niên thường được đưa đến làm việc trong các trang trại cần sa, điều kiện sống vất vả và bị bóc lột sức lao động nặng nề, bị buộc phải chăm sóc cây cả ngày lẫn đêm. Trong khi đó, các cô gái và phụ nữ trẻ tuổi được cử đi làm việc trong các tiệm làm móng. Thậm chí, họ còn thường xuyên bị ép làm gái mại dâm. Họ sống bất hợp pháp ở xứ người, không có giấy tờ tùy thân, chạy trốn cảnh sát và cam chịu số phận.

Một số khác, với mong muốn đổi đời tìm kiếm cuộc sống sung túc hơn, họ trở nên mù quáng và vô tình rơi vào lưới của bọn buôn người. Họ đồng ý trả cho bọn buôn lậu một khoản tiền nhất đinh để được đi “du lịch” đến nước Anh với lời hứa hẹn về một công việc ổn định, lương cao.

Một thanh niên người Việt Nam bị buôn bán sang Anh để làm việc trong một trang trại cần sa. 
Một thanh niên người Việt Nam bị buôn bán sang Anh để làm việc trong một trang trại cần sa. 

Theo một báo cáo về nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh, được công bố trên tờ Precarious Journeys vào đầu năm nay bởi tổ chức Anti-Slavery thì chi phí du lịch đến châu Âu thường dao động trong khoảng từ 10.000 USD đến 40.000 USD.

Gần đây nhất BBC đưa tin, theo lời kể của anh trai P.T.T.M (1 trong 39 nạn nhân xấu số trong container đông lạnh) cho biết cô đã trả 30.000 bảng Anh cho những kẻ buôn lậu để chúng đưa cô đến nước Anh. Sau thảm kịch xảy ra, số tiền này đã được trả lại cho gia đình P.T.T.M.

Ranh giới giữa buôn lậu và buôn người ngày càng mờ nhạt, mỏng manh. Hầu hết người dân Việt Nam làm việc trong các trang trại cần sa hoặc trong các tiệm làm móng đều ý thức rằng gia đình họ ở nhà đã và đang phải gồng mình với những khoản nợ khổng lồ để họ có thể đến được nơi xứ người này. Vì vậy, họ làm việc cật lực để trả nợ và lo sợ, bất an, tuyệt vọng trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ.

Một nhà máy cần sa bị cảnh sát đột kích ở phía tây bắc London.
Một nhà máy cần sa bị cảnh sát đột kích ở phía tây bắc London.

Mặc dù khó có được số liệu thống kê chính xác về số lượng người Việt Nam bị buôn bán thực sự, bởi vì hầu hết thông tin đều được giấu kín và không có giấy tờ nhưng có thể khẳng định rằng, nạn buôn người đã phát triển theo cấp số nhân.

Tổ chức từ thiện đã gặp gỡ 209 người Việt Nam trong thời gian từ giữa tháng 7/2018 đến tháng 7/2019, tăng 248% so với con số được đề cập 5 năm trước đó. Tổ chức từ thiện Ecpat cũng có cơ hội tiếp xúc với các nạn nhân trẻ em, chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Anh, từ 135 người (năm 2012) lên 704 người vào năm 2018.

Mimi Vu, chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về nạn buôn người, chủ yếu là thanh niên Việt Nam đến Châu Âu và Vương quốc Anh, cho biết cô “tiếp” một số lượng lớn những người xuất thân từ Hà Tĩnh trong các chuyến thăm các trại di cư ở miền Bắc nước Pháp tuần trước.

Thảm họa tràn hóa chất từ một nhà máy thép năm 2016 đã đầu độc 125 dặm bờ biển phía Bắc, tàn phá ngành công nghiệp đánh cá địa phương, khiến nhiều gia đình điêu đứng, mất kế sinh nhai. Nhiều gia đình mong muốn đổi đời và đó là yếu tố thúc đẩy di cư.

Loại buôn người này chính xác là vấn đề mà Đạo luật nô lệ hiện đại do Theresa May ban hành vào năm 2015. Giám đốc của tổ chức Ecpat, Debbie Beadle, và cũng là đồng tác giả của một nghiên cứu về nạn buôn người từ Việt Nam đến Châu Âu đầu năm nay cho biết: Các nguồn tài nguyên chưa có hiệu lực. Lực lượng cảnh sát và chính quyền địa phương chưa được đào tạo chuyên sâu, trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết. Vì vậy, khó xác định, phân biệt được các nạn nhân của nạn buôn người và ít vụ truy tố thành công.

Vụ truy tố thành công đầu tiên là vào tháng 1 năm ngoái, khi ba người bị kết tội âm mưu, tạo điền kiện cho người dân khai thác lao động trái phép. Cảnh sát tìm thấy hai cô gái Việt Nam làm việc tại Nail Bar Deluxe ở Bath. Cả hai đều làm việc 60 giờ một tuần; một người được trả khoảng 30 bảng/tháng, trong khi người kia không được trả tiền và ngủ trên gác mái nhà của tiệm. Họ đã bị đưa vào Vương quốc Anh trong một chiếc xe tải.

Thường thì các nạn nhân tỏ ra sợ hãi khi hợp tác với cảnh sát và không được công nhận là nạn nhân của nạn buôn người. Thay vào đó, họ bị coi là nhập cư bất hợp pháp và bị trục xuất về Việt Nam.

Stephen đã được giải cứu khỏi lao động cưỡng bức tại một trang trại cần sa của Anh sau khi bị buôn bán từ Việt Nam qua Nga
Stephen đã được giải cứu khỏi lao động cưỡng bức tại một trang trại cần sa của Anh sau khi bị buôn bán từ Việt Nam qua Nga

Trong một cuộc phỏng vấn với the Guardian năm ngoái, Stephen, một đứa trẻ mồ côi người Việt đã mô tả việc bị buôn bán sang Anh làm công nhân trồng cần sa khi chỉ mới 10 tuổi. Stephen trú ngụ trong chiếc xe tải đông lạnh, trải qua hành trình dài đi bộ và trên xe tải từ Hà Nội đến nước Anh.

Ở xứ người, Stephen bị nhốt một mình trong các ngôi nhà bậc thang đã được chuyển đổi thành trang trại cần sa, bị buộc phải làm việc trong nhiều năm liền. Stephen không thể nhìn ra cửa sổ vì tất cả đều được phủ bằng nhựa cách nhiệt dày, không nhận biết được ngày đêm.

Cứ vài ngày, vào buổi tối, một nhóm đàn ông người Việt sẽ đến kiểm tra cây và mang thức ăn cho Stephen. Chỉ cần lỡ tay làm chết một vài cây cần sa, anh sẽ bị đánh đập không thương tiếc. Cuộc sống vô cùng tồi tệ. Stephen chia sẻ" “Tôi chỉ sống từng ngày, tương lai đối với tôi là một điều xa vời. Không ai tử tế với tôi cả”.

THÙY TRANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương