Dịch bệnh khiến châu Phi rơi vào cảnh khốn khó

Do lệnh giới nghiêm ở nhiều nước để ngăn chặn dịch bệnh, người dân châu Phi lâm vào cảnh khốn khó và bần cùng.

Theo SCMP, rất nhiều người dân khu cư dân ổ chuột Kibera ở phía Tây Nam Nairobi (Kenya) đã chen lấn nhau để đi qua cổng nhận thực phẩm cứu trợ ngày 10/4 vừa qua. Không chỉ vậy, họ còn bị cảnh sát phun hơi cay để ổn định trật tự. 

Do ảnh hưởng của dịch bệnh rất nhiều người dân nghèo phải lo lắng từng bữa cơm, họ đang bị Covid-19 đẩy vào cảnh bần cùng. Không phải chỉ Kibera mà rất nhiều nước khác ở châu Phi cũng gặp tình cảnh tương tự, trong bối cảnh biên giới đóng cửa, chính phủ ra lệnh giới nghiêm và cấm tụ tập. 

Nhiều người dân khu ổ chuột Kibera ở Kenya bị thương vì trúng hơi cay khi tranh cướp thực phẩm do các nhà hảo tâm cứu trợ - Ảnh: AP
Nhiều người dân khu ổ chuột Kibera ở Kenya bị thương vì trúng hơi cay khi tranh cướp thực phẩm do các nhà hảo tâm cứu trợ - Ảnh: AP

Hiện châu Phi đã ghi nhận 19.000 người và giết chết hơn 900 người chết vì virus Covid-19. Các quốc gia Bắc Phi là ảnh hưởng nặng nề nhất: Algeria có số tử vong cao nhất (375 người), tiếp theo là Ai Cập (239), Morocco (141) và Tunisia (38).

Có 44 quốc gia châu Phi đã thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa một phần hay toàn bộ, ban bố giới nghiêm, đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người... 

20 quốc gia bao gồm Nam Phi, Liberia, Mauritius, Tunisia, Rwanda, Uganda và Zimbabwe đã  phong tỏa toàn quốc, hạn chế công dân ra khỏi nhà...

Mặc dù châu Phi là châu lục có kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh, dân số cũng còn trẻ tuy nhiên do hệ thống y tế mỏng và yếu nên khu vực này có thể nhanh chóng bị quá tải khi dịch bệnh lan rộng.

Do các lệnh giới nghiêm, người dân không thể kiếm sống và phải phụ thuộc vào nguồn cứu trợ, quyên góp. Ngân hàng Thế giới (WB) về châu Phi cảnh báo dịch Covid-19 có thể gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực nghiêm trọng ở châu Phi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các chính phủ nên sử dụng lệnh hạn chế hợp lý để người dân vẫn có thể mua và sử dụng các dịch vụ thiết yếu. Nhiều người dân sống trong điều kiện đông đúc hay làm việc trong khu vực phi chính thức cần làm việc kiếm tiền hàng ngày để tồn tại.

Một số nước thực hiện giao thực phẩm tận nhà cho các hộ dân có nguy cơ lớn nhất khi giới nghiệm như Uganda và Rwanda. 

Các nước khác như Zimbabwe, Malawi, Zambia và Mozambique từng phải đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tàn khốc và hai trận lốc xoáy năm ngoái, giờ đây, do lệnh phong tỏa, họ sẽ càng chìm sâu hơn vào nạn đói.

Thanh Mai

GAC Group phá vỡ rào cản phạm vi 1.000 km với mẫu xe điện mới

GAC Group phá vỡ rào cản phạm vi 1.000 km với mẫu xe điện mới

Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc GAC Group đã gây chú ý vào thứ Sáu khi khai mạc Triển lãm Ô tô Quốc tế Quảng Châu, trình làng một chiếc xe điện có thể đi được hơn 1.000 km chỉ với một lần sạc.