Facebook bắt đầu lung lay khi làn sóng tẩy chay ngày càng rộng rãi

Trước đó, CEO Mark Zuckerberg vẫn tỏ thái độ cứng rắn, không chịu thay đổi dù đối tác tạo áp lực.

Facebook đang bước vào một cuộc khủng hoảng mới khi hàng loạt đối tác tuyên bố dừng quảng cáo trên mạng xã hội. Nhiều nhãn hàng như Ford, Adidas và HP, trước đó là Coca-Cola, Unilever và Starbucks... đều tham gia vào phong trào Stop Hate for Profit.

Ban đầu thái độ của Mark Zuckerberg rất cứng rắn khi mới chỉ có vài cái tên công khai phản đối Facebook, nhưng chỉ trong vòng 1 tuần thái độ của Facebook đã thay đổi vì các nhãn hàng lớn cũng tham gia phong trào. 

Facebook đã liên hệ trực tiếp với đối tác để trấn an. Giám đốc truyền thông của Facebook liên tiếp lên các kênh tin tức để nói về nỗ lực kiềm chế các phát ngôn thù địch trên nền tảng này.

Ngày 29/6, Facebook đồng ý để Ủy ban đánh giá truyền thông kiểm tra lại các hành động kiềm chế phát ngôn trên nền tảng. Sau đó họ lại gọi điện để gặp gỡ các đối tác lớn và ghi nhận các ý kiến bày tỏ lo ngại của khách hàng. 

CEO Mark Zuckerberg vẫn tỏ thái độ cứng rắn, không chịu thay đổi.
CEO Mark Zuckerberg vẫn tỏ thái độ cứng rắn, không chịu thay đổi.

Facebook cho biết đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ và con người để lọc nội dung, đồng thời cấm 250 tổ chức thượng đẳng da trắng trên nền tảng Facebook và Instagram. Mạng xã hội này cho biết họ không thay đổi nguyên tắc nhưng lãnh đạo công ty sẽ bàn bạc và nói chuyện cùng các đối tác về những gì đã làm được đối với các vấn đề chính.

Thế nhưng, hiệu ứng tẩy chay vẫn lan rộng, đến nay đã có 300 công ty ngừng hoặc lên kế hoạch dừng quảng cáo trên Facebook. Một số nhân viên của Facebook cũng nhìn đây như một cơ hội để buộc nền tảng này phải thay đổi.

Việc này làm ảnh hưởng đến doanh thu của Facebook, điều chưa từng có trong tiền lệ. Cụ thể, theo New York Times, các nhà quảng cáo, những công ty giúp mang lại hơn 98% doanh thu 70 tỷ USD hàng năm của Facebook. Vì vậy đợt tẩy chay dù không mang tính quyết định và hạ gục Facebook nhưng cũng gây tác động không nhỏ. Các đối thủ cạnh tranh của Facebook sẽ được hưởng lợi từ việc này như TikTok, Snapchat, Pinterest hay Amazon...

100 nhà quảng cáo lớn nhất trên nền tảng Facebook chi ra 4,2 tỷ USD vào năm ngoái, tương đương khoảng 6% tổng doanh thu quảng cáo của công ty, theo số liệu từ Stifel. Hơn 70% doanh thu của Faceook đến từ các công ty nhỏ.

Dù vậy đợt tẩy chay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, các công ty như Best Buy hay REI chỉ dừng quảng cáo vào tháng 7. Trong khi đó, Verizon hoặc HP sẽ tiếp tục quảng cáo sau khi Facebook khắc phục được tình trạng phát ngôn thù địch.

CEO Mark Zuckerberg đã phải trực tiếp họp với các khách hàng cách đây 1 tuần và nhấn mạnh về việc tự do ngôn luận, đồng thời khẳng định công ty của mình sẽ không chịu thua trước áp lực kinh tế.

Còn các nhà lãnh đạo của Facebook cho rằng đây là vấn đề của rất nhiều mạng xã hội, và các đối thủ như Twitter hay YouTube cũng không phải ngoại lệ.

Trong nội bộ công ty, nhiều nhân viên Facebook lại chia sẻ các bài viết chỉ trích chính sách Facebook để nói với nhau về việc công ty này phải thay đổi.

Các đối tác dường như không bị thuyết phục bởi các nhà lãnh đạo của Facebook. Procter & Gamble, công ty tiêu 90 triệu USD quảng cáo Facebook năm 2019, cho biết sẽ "đánh giá toàn diện mọi kênh truyền thông, nền tảng và chương trình đang quảng cáo".

Thanh Mai

Cổ phiếu Facebook và Twitter lao dốc sau khi bị Unilever tẩy chay quảng cáo

Cổ phiếu Facebook và Twitter lao dốc sau khi bị Unilever tẩy chay quảng cáo

Ngày 27/6, cổ phiếu của Facebook đã giảm tới 8,3% sau khi tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever tẩy chay quảng cáo trên nền tảng này.