Tại tuyến quốc lộ 1, từ khu vực giáp ranh Long An đến giao với đường Võ Văn Kiệt (huyện Bình Chánh), hướng vào trung tâm TP HCM, 17h ngày 11/4, dòng ôtô, xe máy nối đuôi nhau trên đoạn hơn hai km.
Ngoài ra, ùn ứ cục bộ ở một số đoạn do lượng xe tăng cao. Trong đó, căng thẳng xảy ra tại khu vực nút giao quốc lộ 1 với các tuyến Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hữu Trí... khi dòng xe xếp kín mặt đường, nhích từng chút.
Cảnh sát giao thông túc trực ở các giao lộ này điều tiết, đồng thời tín hiệu đèn giao thông cũng điều chỉnh ưu tiên cho xe chạy thẳng quốc lộ 1, với thời lượng đèn xanh khoảng một phút, đèn đỏ 30 giây, giúp xe nhanh được giải toả.
Đoạn quốc lộ 1 giao với đường Đoàn Nguyễn Tuấn, huyện Bình Chánh, chiều 11/4. Ảnh: Gia Minh |
Quốc lộ 50 đoạn qua giao đường Nguyễn Văn Linh, về chiều tối cũng ùn ứ do xe theo hướng từ tỉnh Long An đổ về trung tâm thành phố tăng cao.
Ở cửa ngõ phía Đông, từ 16h, nhiều tuyến như đường dẫn cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Mai Chí Thọ (TP Thủ Đức), lượng xe đổ về rất đông. Tại vòng xoay Phú Hữu, hàng nghìn xe máy, ôtô chen chúc nhau.
Lúc 17h, đường dẫn lên phà Cát Lái hướng từ Nhơn Trạch, Đồng Nai ùn tắc hơn một km.Phà đã bố trí thêm lực lượng đứng cách cổng phà 500 m để bán vé từ xa nhưng vẫn có hàng nghìn xe phải chờ hơn một giờ vì các phà hoạt động hết công suất.
Tại Hà Nội, từ 17h nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội và các quốc lộ vào thủ đô bắt đầu ùn tắc. Trên quốc lộ 6, cửa ngõ phía tây, kẹt xe kéo dài hơn hai km từ ngã ba Ba La đến lối ra đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông). Trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (quốc lộ 1A) ùn ứ cũng xuất hiện gần một km tại khu vực trạm thu phí.
Ùn tắc tại Ngã Tư Sở, chiều 11/4. Ảnh: Gia Chính |
Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào thủ đô kẹt xe kéo dài hơn hai km trên đường Cổ Linh (Gia Lâm). Các tuyến đường vào nội thành cũng ghi nhận tình hình giao thông tương tự. Đoạn ngã tư Trường Chinh - Ngã Tư Sở giao thông kẹt cứng.
Tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tăng vọt
Nghiên cứu mới cảnh báo số lượng trẻ em uống thuốc tự tử tăng cao trong hai thập kỷ qua.