Ngày 23/11, Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca thông báo vaccine mà hai đơn vị phối hợp sản xuất có hiệu quả 70%, liều thấp hiệu quả 90%. Chính phủ Anh đã đặt hàng trước 100 triệu liều vaccine của AstraZeneca. Hãng cũng cho biết sẽ sản xuất 3 tỷ liều cho thế giới vào năm 2021.
Hai nữ giáo sư Sarah Gilbert và Catherine Green - những người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Viện Jenner, Đại học Oxford làm nên thành công của vaccine AstraZeneca.
Giáo sư Gilbert nói: "Những gì chúng tôi cố gắng làm chỉ là tạo ra một loại vaccine".
Giáo sư Gilbert từng học tại Trường Trung học Kettering, sau đó bà tốt nghiệp ngành sinh học, Đại học East Anglia. Bà chuyển đến Đại học Hull để tiếp tục lấy bằng tiến sĩ. Bà trở thành giảng viên của Đại học Oxford từ năm 1994. Năm 2010, bà gia nhập Viện Jenner và sớm trở thành người được đồng nghiệp ngưỡng mộ. Giáo sư Gilbert được coi như "làn gió mới" trong ngành nghiên cứu khoa học vốn được nam giới thống trị.
Giáo sư Sarah Gilbert tại Đại học Oxford. Ảnh: Telegraph |
"Ban đầu, tôi tới Oxford để làm việc trong một dự án về gene người. Nghiên cứu chú trọng vào một loại phản ứng miễn dịch cụ thể, bảo vệ con người khỏi bệnh sốt rét. Vì vậy, công đoạn tiếp theo là tạo ra loại vaccine hiệu quả thông qua phản ứng miễn dịch này. Đó chính là cách tôi tiếp cận vaccine".
Giáo sư Gilbert có ba người con, cả ba đều tình nguyện tham gia thử nghiệm của mẹ. "Chúng đều là nhà hóa sinh và rất quan tâm đến những gì diễn ra", bà Gilbert chia sẻ.
Nói về việc cân đối giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân, bà Gilbert cho biết: "Bởi vì tôi sinh ba, tiền nhà trẻ sẽ cao hơn cả thu nhập hàng tháng của một nhà khoa học. Vì vậy, chồng tôi phải hy sinh sự nghiệp để chăm sóc con cái".
Giáo sư Catherine Green cũng góp công lớn đối với thành công của vaccine Oxford. Tình yêu đối với khoa học của cô được củng cố trong thời gian còn là sinh viên Đại học Cambridge. Bà từng nhận được học bổng của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Hoàng gia (nay là Viện Nghiên cứu Ung thư Anh) cho công trình của mình. Sau đó, bàtiếp tục tìm hiểu về DNA trong nấm men tại phòng thí nghiệm Clare Hall. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, bà chuyển về Viện Curie và tham gia dự án về tổn thương của DNA trong tế bào người.
Hiện tại, Catherine Green là giáo sư Động lực học nhiễm sắc thể tại Đại học Oxford và đứng đầu Cơ sở Sản xuất Thủy sinh học Lâm sàng của Bộ Y tế Nuffield (CBF).
Giáo sư Sarah Gilbert, Đại học Oxford. Ảnh: Telegraph |
Green khá khiêm tốn về thành tích của mình, bà đặc biệt thận trọng khi nói về tiềm năng của vaccine. Bà từng chia sẻ: "Chúng tôi đang chịu áp lực rất lớn, đến từ bản thân mình bởi mong muốn được giúp đỡ. Song cũng có nhiều sức ép từ giới truyền thông, chính các bạn và người thân. Chính phủ đang lựa chọn cách tiếp cận hợp lý".
Sau tin tức về thành công của vaccine, Green viết trên trang cá nhân của mình: "Nếu được phép, tôi sẽ mua cho cả đội một chiếc bánh lớn ngày hôm nay, thay cho lời cảm ơn và kỷ niệm. Song điều này phải đợi đến năm sau. Tôi biết ơn họ vì sự chăm chỉ và cống hiến trong năm nay. Tất cả sẽ được đền đáp".
Vaccine của Oxford được phát triển dựa trên công nghệ vector. Các nhà khoa học sử dụng virus cảm cúm vô hại (adenovirus) từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Virus chứa các gene của nCoV. Khi tiêm vào tế bào người, chúng tạo ra protein giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với mầm bệnh sau này.
Hà Nội: Các quận huyện sẽ lựa chọn nhà thầu thu gom rác sinh hoạt
Từ 1/1/2021, các quận, huyện, thị xã sẽ là chủ đầu tư việc duy trì vệ sinh trên địa bàn và "chủ động lựa chọn nhà thầu".