Hồng nội vào mùa, hàng ngoại vẫn ồ ạt đổ về

Năm nay, hồng giòn và hồng chín của Việt Nam số lượng khá dồi dào, giá rẻ khoảng 20.000-35.000 đồng một kg. Thế nhưng, hàng ngoại vẫn về với số lượng lớn.

Năm nay, hồng giòn và hồng chín của Việt Nam số lượng khá dồi dào, giá rẻ khoảng 20.000-35.000 đồng một kg. Việt Nam có 5 tỉnh trồng hồng là Mộc Châu (Sơn La), Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn hay Đà Lạt (Lâm Đồng). 

Thế nhưng, hàng ngoại vẫn dồn dập về Việt Nam. Nhập về với số lượng lớn nhất là hồng giòn Trung Quốc, dáng tròn dẹt, màu sắc bắt mắt, chất lượng quả đồng đều.

cach-phan-biet-hong-da-lat-va-hong-trung-quoc-hinh-anh-6-oznm-1414116458651
cach-phan-biet-hong-da-lat-va-hong-trung-quoc-hinh-anh-6-oznm-1414116458651

Theo các tiểu thương, hồng Trung Quốc dễ bảo quản lại đẹp mã nên ít bị chôn vốn hoặc hư hỏng như hồng Việt. Mỗi ngày, hồng giòn về chợ đầu mối Thủ Đức 57 tấn nhưng 15% số này là hồng xuất xứ Trung Quốc, giá sỉ 15.000 đồng một kg, rẻ hơn 5.000 đồng so với năm ngoái.  

Hồng Việt khá giống hàng Trung Quốc nên nhiều người bán cũng trà trộn hồng Trung Quốc và rao bán thành hồng Đà Lạt, Mộc Châu. Do vậy, người tiêu dùng cần có kinh nghiệm mới có thể chọn đúng hồng giòn "made in Vietnam".

Hồng Đà Lạt có đầu nhọn, màu vàng cam, bảo quản không được lâu, chỉ cần để 1-2 ngày là bắt đầu chín mềm. Thu hoạch từ đầu tháng 9 trở đi. Còn hồng giòn xuất xứ Sơn La, Bắc Kạn quả to vừa phải, hay có các vết thâm nám, ăn giòn, ngọt. Quả xanh thì hơi chát. Hồng Trung Quốc các quả đều tăm tắp, màu đỏ đậm bắt mắt. Nhìn qua có vẻ chín nhưng hồng này lại để được rất lâu do đã dùng chất bảo quản. Hồng Trung Quốc xuất hiện rải rác trong nhiều thời điểm và rẻ hơn rất nhiều so với hồng Việt Nam.

BTL

Cách phân biệt trái cây Trung Quốc đang bán khắp vỉa hè, sạp chợ

Cách phân biệt trái cây Trung Quốc đang bán khắp vỉa hè, sạp chợ

Người tiêu dùng cần tinh ý khi chọn mua trái cây ở lề đường, sạp chợ để tránh rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".