Khi nào không bị coi là dâm ô trẻ em?

Hiện nay, nạn dâm ô trẻ em là nỗi lo của các bậc làm cha làm mẹ. Vì vậy, mỗi gia đình cần biết bảo vệ con trẻ trước khi quá muộn.

Những trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số nội dung theo quy định của Bộ luật Hình sự trong việc xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em .

Cụ thể, không xử lý hình sự theo Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự) nếu thuộc 1 trong các trường hợp:

- Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...);

Khi nào không bị coi là dâm ô trẻ em?

- Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).

Đồng thời, cũng không xử lý hình sự theo Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 Bộ luật Hình sự) với trường hợp:

Người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế.Nghị quyết ban hành ngày 1/10/2019 và áp dụng từ ngày 5/11/2019.

(Nguồn: LuatVietNam)

DƯƠNG THỤY(t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương