Khoảng 356.000 người mắc bệnh tim tử vong trong một năm vì vi nhựa

Các nhà khoa học cảnh báo về mối liên hệ đáng lo ngại giữa hóa chất trong đồ nhựa gia dụng và hàng trăm nghìn ca tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu.

Một nghiên cứu mới công bố từ các nhà khoa học tại NYU Langone Health cho thấy những hóa chất trong đồ nhựa gia dụng là tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ nhiều quốc gia cho thấy việc phơi nhiễm hàng ngày với di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP) - một loại phthalate thường dùng để tăng độ mềm dẻo cho nhựa - có thể liên quan đến hơn 356.000 ca tử vong do bệnh tim vào năm 2018, đặc biệt ở nhóm tuổi 55-64. Con số này chiếm tới hơn 13% tổng số ca tử vong toàn cầu do bệnh tim trong nhóm tuổi này.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ đáng lo ngại giữa hóa chất trong đồ nhựa gia dụng và hàng trăm nghìn ca tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu.
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ đáng lo ngại giữa hóa chất trong đồ nhựa gia dụng và hàng trăm nghìn ca tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu.

Di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP) được cho là có khả năng kích hoạt phản ứng viêm mạn tính trong các động mạch tim, lâu dần dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Phthalate, bao gồm DEHP, hiện diện trong vô số sản phẩm quen thuộc như hộp đựng thực phẩm, thiết bị y tế, đồ chơi, mỹ phẩm, chất tẩy rửa. Khi các sản phẩm này phân hủy, hóa chất có thể xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa dưới dạng các hạt siêu nhỏ.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên kết giữa phơi nhiễm phthalate với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như béo phì, tiểu đường, các vấn đề sinh sản và ung thư.

Riêng với bệnh tim, DEHP được cho là có khả năng kích hoạt phản ứng viêm mạn tính trong các động mạch tim, lâu dần dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Khoảng 356.000 người mắc bệnh tim tử vong trong một năm vì vi nhựa.
Khoảng 356.000 người mắc bệnh tim tử vong trong một năm vì vi nhựa.

Điều đáng chú ý là gánh nặng tử vong dường như không phân bổ đồng đều.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 75% số ca tử vong tim mạch liên quan đến DEHP tập trung tại các khu vực Trung Đông, Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương, với Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia đứng đầu danh sách.

Các nhà khoa học lý giải rằng sự bùng nổ công nghiệp sản xuất nhựa cùng với các quy định quản lý còn hạn chế ở những khu vực này có thể là nguyên nhân dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn.

Nghiên cứu này được xem là ước tính toàn cầu đầu tiên về tác động của DEHP lên tỷ lệ tử vong do tim mạch, bổ sung vào nghiên cứu trước đó của cùng nhóm tác giả đã liên kết phthalate với hơn 50.000 ca tử vong sớm mỗi năm tại Hoa Kỳ. Gánh nặng kinh tế từ những ca tử vong liên quan đến DEHP trên toàn cầu được ước tính lên đến hàng trăm tỷ USD.

Tiến sỹ Leonardo Trasande, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nhấn mạnh sự cần thiết phải có các quy định chặt chẽ hơn trên phạm vi toàn cầu để giảm thiểu phơi nhiễm hóa chất độc hại này. Ông cũng thận trọng lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan chứ chưa khẳng định quan hệ nhân quả trực tiếp, và con số tử vong thực tế liên quan đến tất cả các loại phthalate và mọi nhóm tuổi có thể còn cao hơn đáng kể.

Các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung theo dõi hiệu quả của việc giảm phơi nhiễm và đánh giá tác động của phthalate lên các vấn đề sức khỏe khác.

TS. Ngô Thị Thúy Hường(trái), Trưởng nhóm Nghiên cứu Hoá môi trường và Độc học sinh thái, Khoa Công nghệ sinh học, Hoá học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Phenikaa và các cộng sự thực hiện cũng chỉ ra rằng vi nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây tác hại xấu cho sức khỏe con người, đặc biệt là có thể kháng kháng sinh, yếu tố bảo vệ hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
TS. Ngô Thị Thúy Hường(trái), Trưởng nhóm Nghiên cứu Hoá môi trường và Độc học sinh thái, Khoa Công nghệ sinh học, Hoá học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Phenikaa và các cộng sự thực hiện cũng chỉ ra rằng vi nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây tác hại xấu cho sức khỏe con người, đặc biệt là có thể kháng kháng sinh, yếu tố bảo vệ hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Kết quả nghiên cứu của Dự án “Nguồn phát thải, nơi tích tụ và các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển ở Việt Nam” do TS. Ngô Thị Thúy Hường, Trưởng nhóm Nghiên cứu Hoá môi trường và Độc học sinh thái, Khoa Công nghệ sinh học, Hoá học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Phenikaa và các cộng sự thực hiện cũng chỉ ra rằng vi nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây tác hại xấu cho sức khỏe con người, đặc biệt là có thể kháng kháng sinh, yếu tố bảo vệ hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Qua các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa có tác động rất lớn đến sức khỏe bởi chúng mang theo rất nhiều chất độc, trong đó có kim loại nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hệ thần kinh và các chất hữu cơ khó phân hủy như thuốc trừ sâu và dư lượng kháng sinh. Đặc biệt các nhà khoa học còn tìm thấy các vi khuẩn kháng kháng sinh và gen kháng kháng sinh trên bề mặt vi nhựa. Những vi khuẩn này không chỉ kháng một loại kháng sinh mà là đa kháng, kháng đến tám loại thuốc kháng sinh khác nhau. Trong bối cảnh mà WHO chú trọng về vấn đề kháng sinh thì không phải đến năm 2030 mối nguy của kháng sinh mới tương đương vấn đề ung thư. Nếu hình dung chúng ta bị bệnh mà không có thuốc kháng sinh nào chữa được thì mối nguy đấy cũng tương đương với ung thư”, TS Ngô Thị Thúy Hường nhấn mạnh và cảnh báo ảnh hưởng của vi nhựa tới sức khỏe con người.

Bảo Long

Nhà nghiên cứu vi nhựa chỉ ra sự thật về các mảnh nhựa siêu nhỏ và làm sao để hạn chế nguy hiểm từ chúng trong cuộc sống hàng ngày

Nhà nghiên cứu vi nhựa chỉ ra sự thật về các mảnh nhựa siêu nhỏ và làm sao để hạn chế nguy hiểm từ chúng trong cuộc sống hàng ngày

Một cuộc xâm lược vô hình đang diễn ra. Đó là từ các mảnh nhựa siêu nhỏ có trong thực phẩm, không khí và cả nước chúng ta uống.