Các nhà khoa học sẵn sàng “dấn thân”, cống hiến cho nền khoa học nước nhà

Nhiều nhà khoa học bày tỏ vui mừng khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nghị quyết có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Thực tế, lĩnh vực khoa học công nghệ và chuyển đổi số thời gian qua đã được chú trọng phát triển, song quy định hiện hành vẫn còn nhiều bất cập. Các tổ chức khoa học công nghệ công lập còn gặp khó khăn trong việc tự chủ về tài chính và nhân sự; viên chức chưa được phép tham gia điều hành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Quy định về đầu tư, đấu thầu còn phức tạp, gây chậm trễ trong triển khai các dự án chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, việc phát triển hạ tầng viễn thông, đặc biệt là mạng 5G và công nghiệp bán dẫn cũng gặp nhiều thách thức. Chi phí đầu tư cao, thiếu cơ chế thu hút doanh nghiệp nước ngoài, và sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài đang là những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Giới khoa học bày tỏ vui mừng khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Giới khoa học bày tỏ vui mừng khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Việc Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được Quốc hội thông qua sẽ góp phần tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học công nghệ và chuyển đổi số, đồng thời tạo ra các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội để thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực này. Chính phủ cũng kỳ vọng với các chính sách đặc thù, khoa học công nghệ và chuyển đổi số sẽ trở thành động lực chính để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên vào năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo.

Đánh giá về ý nghĩa của việc này với giới khoa học, TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, Trưởng phòng Di truyền tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được Quốc hội thông qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng khoa học và hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam.

Việc áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp tháo gỡ nhiều rào cản hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng và thương mại hóa kết quả khoa học.

TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, Trưởng phòng Di truyền tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng khoa học và hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, Trưởng phòng Di truyền tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng khoa học và hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam.

Phân tích về giá trị thực tiễn và những tác động tích cực của Nghị quyết vừa được thông qua, TS. Hường nhận định: “Trước hết, Nghị quyết có thể giúp cải thiện nguồn lực tài chính dành cho nghiên cứu khoa học, cho phép cơ chế tài trợ linh hoạt hơn, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước. Điều này giúp các nhà khoa học tập trung vào chuyên môn thay vì phải mất quá nhiều thời gian vào các quy trình thủ tục.

Bên cạnh đó, nếu chính sách đặc thù này thúc đẩy hợp tác công - tư trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp sẽ có động lực tham gia nhiều hơn vào quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Điều này không chỉ giúp gia tăng nguồn lực cho nghiên cứu mà còn rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu hàn lâm và thực tiễn sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng có thể tác động tích cực đến việc thu hút và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Nếu các nhà khoa học được tạo điều kiện tốt hơn về thu nhập, môi trường làm việc, quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu, họ sẽ có động lực cống hiến và sáng tạo nhiều hơn”, TS. Nguyễn Thị Thúy Hường nói .

TS. Ngô Thị Thuý Hường, Trưởng nhóm Nghiên cứu Hoá môi trường và Độc học sinh thái, Khoa Công nghệ sinh học, Hoá học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa cũng cho rằng việc Quốc hội thông qua Nghị quyết này không chỉ là một bước đi táo bạo mà còn là tín hiệu tích cực khẳng định vai trò then chốt của khoa học và đổi mới sáng tạo trong phát triển đất nước
TS. Ngô Thị Thuý Hường, Trưởng nhóm Nghiên cứu Hoá môi trường và Độc học sinh thái, Khoa Công nghệ sinh học, Hoá học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa cũng cho rằng việc Quốc hội thông qua Nghị quyết này không chỉ là một bước đi táo bạo mà còn là tín hiệu tích cực khẳng định vai trò then chốt của khoa học và đổi mới sáng tạo trong phát triển đất nước

Đồng quan điểm, TS. Ngô Thị Thuý Hường, Trưởng nhóm Nghiên cứu Hoá môi trường và Độc học sinh thái, Khoa Công nghệ sinh học, Hoá học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa cũng cho rằng, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang tầm quan trọng chiến lược. Đây không chỉ là một bước đi táo bạo mà còn là tín hiệu tích cực khẳng định vai trò then chốt của khoa học và đổi mới sáng tạo trong phát triển đất nước. Nghị quyết này sẽ giúp tháo gỡ các rào cản vốn kìm hãm sự sáng tạo, như thủ tục hành chính phức tạp và giới hạn về kinh phí. Việc trao quyền tự chủ trong sử dụng nguồn lực và triển khai nghiên cứu sẽ giúp nhà khoa học tập trung hơn vào chất lượng công trình, từ đó nâng cao giá trị ứng dụng thực tiễn.

“Là một nhà khoa học với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và quản lý khoa học, tôi thực sự hoan nghênh việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tác động lớn nhất có lẽ là sự thay đổi tư duy trong cộng đồng khoa học: từ việc chạy theo số lượng sang tập trung vào chất lượng và giá trị thực tế. Đồng thời, với cơ chế linh hoạt trong hợp tác quốc tế và ứng dụng kết quả, tôi tin rằng đây là cơ hội để khoa học Việt Nam đạt được những đột phá.  Tuy nhiên, để các chính sách này thực sự hiệu quả, cần có sự triển khai rõ ràng, đồng bộ từ các cơ quan quản lý và sự trách nhiệm từ các nhà khoa học”, TS Ngô Thị Thúy Hường bày tỏ vui mừng và tin tưởng vào những tác động tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học khi Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua.

Các nhà khoa học sẵn sàng “dấn thân”, cống hiến cho khoa học nước nhà.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, Nghị quyết này sẽ có tác động tích cực trong việc thúc đẩy các nhà khoa học mạnh dạn đầu tư, tập trung vào các công trình nghiên cứu tâm huyết nhằm tạo ra những kết quả ứng dụng cao trong đời sống và phát triển đất nước. Nhiều nội dung quan trọng áp dụng như quy định tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước đầu tư và giao kinh phí thường xuyên để hỗ trợ phát triển. Các tổ chức này được trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở mức độ cao nhất, bao gồm quyền sử dụng nguồn tài chính cho chi tiêu thường xuyên và trích quỹ phân phối kết quả tài chính trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ. Đặc biệt, các cơ sở nghiên cứu được phép đăng ký kinh doanh; thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tổ chức quản trị theo mô hình doanh nghiệp. Họ được chủ động xác định tổ chức bộ máy và số lượng nhân viên, đồng thời người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập có quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của tổ chức.

TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, Trưởng phòng di truyền tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bày tỏ lạc quan và tin tưởng nền khoa học công nghệ nước nhà sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, Trưởng phòng di truyền tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bày tỏ lạc quan và tin tưởng nền khoa học công nghệ nước nhà sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nhà nước cũng ưu tiên cấp kinh phí từ ngân sách để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua các quỹ khoa học và công nghệ. Chính phủ đề xuất lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ này.

Tái khẳng định ý nghĩa của Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được Quốc hội thông qua đối với giới khoa học, TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, Trưởng phòng Di truyền tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bày tỏ lạc quan và tin tưởng nền khoa học công nghệ nước nhà sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

 “Việc Nghị quyết được thông qua chắc chắn sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động nghiên cứu. Những vướng mắc trước đây về kinh phí, vật tư, thiết bị hay trách nhiệm pháp lý vốn khiến nhiều nhà khoa học e dè nếu được tháo gỡ, họ sẽ có thêm động lực để sáng tạo và cống hiến. Cơ chế đã có, bản thân các nhà khoa học cần thấy được tầm quan trọng của nghiên cứu đối với sự phát triển đất nước. Tôi tin rằng, Nghị quyết này sẽ làm nức lòng giới khoa học và họ sẵn sàng dấn thân, cống hiến cho nhiệm vụ nghiên cứu bởi niềm vui của các nhà khoa học là kết quả nghiên cứu của mình được ứng dụng, tạo giá trị cho cộng đồng và được xã hội ghi nhận”, Trưởng phòng di truyền tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bày tỏ.

TS. Nguyễn Thị Thúy Hường cũng đề nghị để các nhà khoa học thực sự sẵn sàng, ngoài việc tạo thuận lợi về cơ chế, cần có thêm sự cam kết từ các cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ dài hạn, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, kết nối với doanh nghiệp và thị trường.

TS. Ngô Thị Thuý Hường, Trường Đại học Phenikaa:
TS. Ngô Thị Thuý Hường, Trường Đại học Phenikaa: "Tôi tin rằng, khi được trao quyền, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong cộng đồng khoa học Việt Nam sẵn sàng "dấn thân' và cống hiến hết mình cho đam mê cứu khoa học, tạo nên những thành tựu góp phần đưa đất nước vươn xa".

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem như một động thái rất tích cực cho các nhà khoa học, giải phóng họ khỏi những ràng buộc về kinh phí, vật tư, thiết bị và cả trách nhiệm hành chính vốn từng là gánh nặng lớn trong hoạt động nghiên cứu.

“Với Nghị quyết mới, các nhà khoa học như tôi sẽ có thêm động lực để cống hiến. Sự tự chủ và hỗ trợ tài chính linh hoạt không chỉ giúp giảm áp lực hành chính mà còn khuyến khích mạnh mẽ sự sáng tạo và dấn thân vào các dự án lớn. Những chính sách như khoán chi hay cho phép thuê chuyên gia nước ngoài là cơ hội để chúng tôi mở rộng hợp tác, tiếp cận tri thức mới và ứng dụng kết quả nghiên cứu hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, dấn thân không chỉ đòi hỏi điều kiện thuận lợi mà còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và đam mê của từng cá nhân. Nhà khoa học cần vượt qua những thách thức như tư duy cũ, thiếu kết nối với doanh nghiệp và xã hội. Cơ chế hỗ trợ dù tốt đến đâu cũng cần sự nỗ lực đồng lòng từ chính các nhà khoa học. Tôi tin rằng, khi được trao quyền, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong cộng đồng khoa học Việt Nam sẵn sàng tạo nên những thành tựu góp phần đưa đất nước vươn xa”, TS. Ngô Thị Thuý Hường, Khoa Công nghệ sinh học, Hoá học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa nói.

Bảo Long

Nhà khoa học Việt phân lập thành công hợp chất hỗ trợ điều trị ung thư từ cây riềng

Nhà khoa học Việt phân lập thành công hợp chất hỗ trợ điều trị ung thư từ cây riềng

Đây là lần đầu tiên cây riềng Việt Nam được nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trong chăm sóc sức khỏe.