Khuyên chân thành: 3 thói quen phơi đồ tai hại, giặt sạch mấy mà phơi kiểu này thì cũng đầu độc cơ thể

Phơi đồ sai cách không những khiến quần áo giảm tuổi thọ mà còn đầu độc cơ thể chúng ta bằng đủ thứ bệnh tật.

Sau mỗi lần giặt đồ, phơi đồ dường như là việc làm không thể thiếu, chúng ta phải làm mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ đơn giản, phơi đồ là bạn chỉ cần treo quần áo dàn ra và cứ vậy mà chúng tự khô. Thực tế, việc phơi đồ đúng cách không những có thể kéo dài tuổi thọ của quần áo mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Dù vậy, không phải ai cũng biết phơi đồ đúng cách. Dưới đây là 3 thói quen phơi đồ tai hại, giặt sạch đến mấy mà phơi kiểu này thì cũng đầu độc cơ thể bằng đủ thứ bệnh tật.

1. Phơi đồ trong bóng râm

Gọi là “phơi đồ trong bóng râm” có nghĩa là phơi khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, không cần phơi nắng. Nhiều người thích cách phơi này. Nó sẽ không gây hại cho quần áo và có thể đạt được hiệu quả làm khô tự nhiên.

Khuyên chân thành: 3 thói quen phơi đồ tai hại, giặt sạch mấy mà phơi kiểu này thì cũng đầu độc cơ thể

Tuy nhiên, phơi theo cách này có yêu cầu lớn về nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông không khí... nếu không sẽ không thể “sấy khô trong bóng râm”, thậm chí khiến quần áo có mùi hôi khó chịu do bị ẩm ướt lâu ngày sẽ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc… Từ đây dễ khiến da bị nhiễm vi khuẩn và nấm, gây ra các triệu chứng như nổi mụn, ngứa và dị ứng da. Nó thậm chí có thể được chúng ta hít vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Vì vậy, bạn không nên phơi đồ trong bóng râm nếu có điều kiện phơi dưới ánh nắng. Trong trường hợp thời tiết không cho phép, việc lựa chọn phơi đồ trong bóng râm cũng là không phù hợp, thay vào đó hãy sử dụng máy sấy quần áo.

2. Phơi đồ trong nhà

Nhiều người phơi đồ trong nhà vì những lý do như thời tiết xấu, thiếu sân vườn hay lịch trình thời gian bận rộn. 

Tuy nhiên, nghiên cứu của Trường Kiến trúc Mackintosh (Anh) cho thấy rằng việc phơi đồ trong nhà có thể làm tăng độ ẩm trong nhà lên 1/3 và có hại cho sức khỏe của những người dễ mắc hoặc đã mắc bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô và các bệnh dị ứng khác. 

Khuyên chân thành: 3 thói quen phơi đồ tai hại, giặt sạch mấy mà phơi kiểu này thì cũng đầu độc cơ thể

Nghiên cứu chỉ ra rằng 1 chậu quần áo được lấy ra khỏi máy giặt có thể bay hơi tới 2 lít nước. Và nếu những bộ quần áo này được phơi khô trong nhà, độ ẩm trong nhà ở 3/4 số ngôi nhà được nghiên cứu sẽ đạt đến mức có lợi cho bọ ve và bào tử nấm mốc sinh sản. Kết quả khảo sát cũng cho thấy cứ 4 ngôi nhà thì có 1 ngôi nhà chứa bào tử nấm mốc trong không khí rất dễ dẫn đến nhiễm trùng phổi.

Ngoài ra, mùi thơm từ chất tẩy rửa thực ra là dung môi hữu cơ bay hơi vào không khí. Trong 1 không gian kín, nó có thể gây hại tim, phổi, gan và các cơ quan khác, thậm chí gây ung thư nếu hít phải nhiều trong thời gian dài.

Do đó, lời khuyên cho bạn là không phơi đồ trong nhà, thay vào đó hãy sử dụng máy sấy quần áo nếu việc phơi đồ bên ngoài là bất khả kháng.

3. Giặt xong rất lâu sau mới phơi đồ

Sau khi giặt đồ hoặc cho quần áo vào máy giặt, nhiều người đi ra ngoài hoặc đi ngủ, đợi đến hôm sau mới dậy mới phơi đồ.

Nếu quần áo đã giặt được để trong chậu hoặc máy giặt. Do môi trường tương đối ẩm và nóng nên các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút có thể dễ dàng sinh sản.

Khuyên chân thành: 3 thói quen phơi đồ tai hại, giặt sạch mấy mà phơi kiểu này thì cũng đầu độc cơ thể

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong điều kiện ẩm ướt và không thông thoáng, vi khuẩn sinh sản nhanh gấp 3-4 lần so với bình thường. Nói cách khác, nếu để quần áo trong chậu hoặc máy giặt lâu ngày sẽ rất dễ để vi khuẩn, nấm sinh sôi gây ra mùi hôi. Nó thậm chí còn bẩn hơn cả khi chưa được giặt.

Vì vậy, bạn nhớ phơi đồ đã giặt càng sớm càng tốt, tốt nhất là không quá 3 tiếng sau khi giặt xong. Nếu vượt quá thời gian này thì tốt nhất nên giặt lại.

4. Thứ tự treo đồ không đúng

Nhiều người cho rằng quần áo sau giặt chỉ cần phơi lên là tự khô mà không chú ý tới thứ tự treo đồ sao cho phù hợp.

Nếu muốn quần áo khô nhanh, cách treo quần áo cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên sử dụng "phương pháp treo ngược hình chữ V". Tức là có quần áo dài ở hai đầu ngoài và quần áo ngắn, đồ nhỏ mỏng, dễ khô ở giữa, tạo thành hình chữ V ngược. Ưu điểm của việc phơi đồ theo cách này là cải thiện hiệu quả thông gió.

Khuyên chân thành: 3 thói quen phơi đồ tai hại, giặt sạch mấy mà phơi kiểu này thì cũng đầu độc cơ thể

Ngoài ra, không nên phơi đồ quá dày, quá sát nhau, ma sát giữa chúng cũng có thể làm hỏng kết cấu của quần áo, đặc biệt là một số chất liệu mỏng manh như lụa và len. Việc bố trí không gian phơi quần áo hợp lý để không khí lưu thông có thể tăng tốc độ bay hơi nước một cách hiệu quả, giúp quần áo khô nhanh hơn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, MSN, Sina

Mỹ Diệu

3 mẹo hay đánh bay mùi hôi trong tủ lạnh được chuyên gia sức khỏe khuyên làm

3 mẹo hay đánh bay mùi hôi trong tủ lạnh được chuyên gia sức khỏe khuyên làm

Ngay cả khi vệ sinh thường xuyên, mùi hôi từ tủ lạnh vẫn luôn là “bài toán khó giải” với nhiều gia đình. Nhất là khi cần lưu trữ nhiều thịt, cá.