Làng Song Hồ được mệnh danh là “thủ phủ của vàng mã” trong những ngày gần Tết lại bận rộn hơn bao giờ hết. Mỗi bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo bao gồm mũ cánh chuồn, hia, quần áo… với chất liệu giấy và mẫu mã khác nhau rất bắt mắt.
Các cơ sở đã bắt đầu chuyển các loại bộ vàng mã cúng đi các nơi |
Một bộ sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết, mỗi hộ sản xuất chỉ chuyên làm một thứ, do vậy để đóng gói trọn bộ cúng ông Công ông táo là công việc của rất nhiều hộ gia đình. Một thợ thủ công lành nghề cho biết, trước đây người dân chỉ làm hàng ông Công ông Táo đến ngày 22 nhưng mấy năm gần đây vẫn tiếp tục làm đến 23 vì có nhiều đơn hàng.
Đối với người dân ở Song Hồ, công việc làm vàng mã mang lại thu nhập cao. Đa phần làm các loại hình voi, ngựa, đến các dịp rằm tháng Bảy là các hình nhân thế mạng để giải hạn, Tết ông Công ông Táo, cây vàng cây bạc cho tết cổ truyền… tất cả chỉ mang tính thời vụ.
Chân dung bà Nguyễn Thị Thọ, một người làm nghề vàng mã ở Song Hồ đã có thâm niên 15 năm. |
Hàng của người Song Hồ rất có uy tín và được ưa chuộng, vì vậy đồ vàng mã nơi đây có mặt ở nhiều vùng của miền Bắc phục vụ nhu cầu cúng lễ ở đền, phủ, miếu. Nghề sản xuất vàng mã quanh năm đã mang lại cho làng Song Hồ nguồn thu nhập dồi dào, nhà cửa khang trang, tạo ra khá nhiều việc làm.
Chị em nội trợ Hà Nội gom vỏ trái cây "bỏ đi" làm mứt tết
Để tiết kiệm chi phí mua bánh kẹo và làm các món lạ đón khách, nhiều gia đình đã học làm các loại mứt từ vỏ trái cây.