Lãnh đạo BV Từ Dũ nói gì về việc nhiều sản phụ nghi lộ thông tin cá nhân

"Bất kỳ cuộc gọi nào từ các đơn vị dịch vụ tự xưng là Bệnh viện Từ Dũ đều không đúng", đại diện bệnh viện chia sẻ.

Vừa qua, trên trang mạng xã hội của bệnh viện Từ Dũ, hiều sản phụ phản ánh liên tục bị gọi điện thoại làm phiền, quấy rối bằng các dịch vụ quảng cáo sữa, dịch vụ sinh trắc vân tay cho con... Nhiều người nghi ngờ bệnh viện làm lộ thông tin cá nhân. 

Ngày 24/8, Bệnh viện Từ Dũ đã có thông tin chính thức liên quan đến vụ việc trên. Cụ thể, sáng 24/8, trả lời VnExpress, đại diện Bệnh viện Từ Dũ khẳng định không liên kết buôn bán với các dịch vụ bên ngoài bệnh viện như spa cho bà mẹ và trẻ em tại nhà, sinh trắc vân tay, bán tã, sữa, bảo hiểm, sản phẩm mẹ và bé...

Bác sĩ Trần Ngọc Hải, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, ngay trong sáng nay Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã yêu cầu bệnh viện báo cáo chi tiết vụ việc. 

"Bất kỳ cuộc gọi nào từ các đơn vị dịch vụ tự xưng là Bệnh viện Từ Dũ đều không đúng", đại diện bệnh viện chia sẻ. 

Lãnh đạo BV Từ Dũ nói gì về việc nhiều sản phụ nghi lộ thông tin cá nhân

Lãnh đạo bệnh viện nhận, mỗi cơ sở y tế công lập đều có các tiện ích cung cấp dịch vụ cho người bệnh, như tiện ích nhắn tin về diễn tiến quá trình điều trị, trong lúc sinh, trong khi mổ, những trường hợp cấp cứu trẻ sơ sinh nằm viện mà người nhà chưa tiếp cận được. Việc cung cấp dịch vụ cho người bệnh thông qua tổng đài đăng ký khám chữa bệnh.

Một nguyên nhân khác đó là thông tin có thể bị lộ qua các giao dịch tiện ích không dùng tiền mặt qua hệ thống liên kết ngân hàng hoặc những hệ thống mà bệnh viện báo cáo lên cơ quan cấp trên, cơ quan chủ quản theo quy định.

Ngoài ra, bản thân khách hàng cũng có thể cung cấp thông tin của mình dựa trên số điện thoại, các chương trình khuyến mãi, việc này có thể xảy ra ở trong lẫn ngoài bệnh viện.

Về nguyên nhân chủ quan, bác sĩ Hải cho rằng số điện thoại người bệnh thường được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án, trong quá trình di chuyển, đóng mộc để hoàn thành thủ tục có thể làm lộ thông tin.

Ngoài ra, Phó Giám đốc bệnh viện cũng nhận định, có một nguyên nhân chủ quan khác, là sự dễ dãi của cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân trong việc chia sẻ thông tin.

Đại diện bệnh viện cũng cho biết không có dịch vụ tri ân khách hàng thực hiện sinh trắc vân tay cho bé, bởi "một số công ty giả danh bệnh viện để giới thiệu dịch vụ này". Đơn vị này khuyến cáo bệnh nhân, thân nhân đề cao cảnh giác, không cung cấp số điện thoại cho các dịch vụ mua bán tã sữa, bảo hiểm, đồ dùng sơ sinh và trẻ nhỏ...

Bệnh viện đã tổ chức họp 3 lần với các lãnh đạo khoa phòng, nữ hộ sinh trưởng của các khoa phòng để tăng cường công tác an ninh, đặc biệt là vấn đề chăm sóc khách hàng, vì đó là câu chuyện "sống còn". Ban Giám đốc bệnh viện yêu cầu nhân viên tránh sự dễ dãi trong vấn đề thông tin khách hàng.  Trong vòng 12 tiếng, bệnh viện đã mã hóa toàn bộ các số điện thoại của bệnh nhân trên hồ sơ bệnh án kể từ ngày 24/8. 

Bác sĩ Hải cho biết, đến nay sau khi rà soát, bệnh viện chưa phát hiện có tình trạng bị hack thông tin. Các công ty hợp tác với bệnh viện cũng cam kết không cung cấp thông tin cho bên thứ 3.

"Với những trường hợp đã bị rò rỉ thông tin, chúng tôi rất chia sẻ... Nếu xác định có nhân viên làm lộ thông tin bệnh nhân, bệnh viện sẽ có hành động xử lý, sẽ cho nghỉ việc" - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cam đoan.

Thanh Mai

Tsuneko Sasamoto: Huyền thoại báo ảnh

Tsuneko Sasamoto: Huyền thoại báo ảnh

Mới đây, cảnh sát đã thông báo về sự ra đi của huyền thoại báo ảnh Nhật - nữ phóng viên đầu tiên, qua đời ở tuôi 107.