Liệu Châu Phi có thể tiến gần đến sự độc lập về sản xuất vaccine hay không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ 3% tổng số liều vaccine được giao vào năm 2021 đến Châu Phi, nơi sinh sống của 1/5 dân số thế giới. Các nhà lãnh đạo châu Phi đảm bảo rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra được nữa.

Trong thất bại lớn về sự bất bình đẳng vaccine toàn cầu, chính châu Phi là quốc gia bị tụt hậu xa nhất khi đại dịch COVID-19 hoành hành và là quốc gia có ít đòn bẩy nhất để đàm phán hợp đồng.

Các quốc gia có thu nhập cao và các nhóm từ thiện hứa sẽ tài trợ cho mọi nỗ lực làm cho việc tiếp cận vaccine trở nên công bằng hơn. Một loạt các thông báo về quan hệ đối tác và kế hoạch đầu tư mới đã được triển khai như: hiện đại hóa một số hoạt động sản xuất dược phẩm hiện có ở Châu Phi, vận chuyển các container nguyên liệu từ châu Âu cũng như chuyển giao công nghệ để sản xuất vaccine mRNA mới.

Theo New York Times, Liên minh châu Phi đã đặt mục tiêu có 60% tổng số vaccine được sử dụng trên lục địa được sản xuất tại các quốc gia châu Phi vào năm 2040, một kế hoạch có vẻ cực kỳ tham vọng với bối cảnh sản xuất như hiện nay.

Vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt như mọi khi, là tiền. Quy trình sản xuất vắc-xin gồm nhiều bước, cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như yêu cầu cao về tính an toàn. Nếu đặt tất cả lên bàn cân thì chi phí sản xuất vaccine ở Châu Phi sẽ đắt hơn đáng kể so với vắc-xin từ ngành dược phẩm Ấn Độ, nhà cung cấp chính các loại vaccine thông thường được sử dụng ở Châu Phi.

Liệu Châu Phi có thể tiến gần đến sự độc lập về sản xuất vắc-xin hay không?  - Ảnh 1.

Bà Aurélia Nguyen, người giữ chức Giám đốc điều hành Chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu của Liên Hợp Quốc.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi cho biết thị trường vaccine hiện tại của lục địa này trị giá ước tính khoảng 1,3 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 2,4 tỷ USD vào năm 2030. 

Nhưng nhiều người làm việc trong lĩnh vực y tế toàn cầu cho biết người mua sẽ phải trả mức giá cao hơn để mua vaccine do châu Phi sản xuất. Vậy thì liêu ai sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn đó để giúp Châu Phi không phải phụ thuộc vaccine vào Ấn Độ?

Ứng cử viên sáng giá đó là Gavi - một tổ chức sử dụng tiền do các quốc gia có thu nhập cao và các tổ chức từ thiện lớn tài trợ để mua vaccine thông thường và khẩn cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Một nửa số vaccine được sử dụng ở Châu Phi hiện nay là do Gavi mua.

Aurélia Nguyen - giám đốc chiến lược chương trình của Gavi cho biết tổ chức sẵn sàng ký hợp đồng mua trước với các nhà sản xuất vaccine mới ở các nước đang phát triển, để đảm bảo cho các chủ doanh nghiệp đạt được doanh thu đủ để bù đắp cho các khoản đầu tư mở rộng. "Gavi đang ở vị trí có thể khắc phục sự thất bại của thị trường" - Aurélia phát biểu.

Liệu Châu Phi có thể tiến gần đến sự độc lập về sản xuất vắc-xin hay không?  - Ảnh 2.

Nghiên cứu tại Viện Pasteur Dakar.

Nếu Gavi có thể cung cấp phần đệm đó, thì đây là dự án mà các chuyên gia cho rằng có nhiều khả năng giúp lục địa này đạt được mục tiêu sản xuất phần lớn vắc-xin cho người dân châu Phi. Nhưng sẽ cần ít nhất ba năm trước khi họ vận hành được dây chuyền sản xuất cũng như có thể tiến tới xa hơn về việc xuất khẩu.

Ở Sénégal

Hoạt động kinh doanh của Viện Pasteur Dakar đang dần sa sút khi trước đó nó có thể sản xuất được một triệu liều vaccine sốt vàng da mỗi năm. Nhưng gần đây quy mô sản xuất của nhà máy đang dần được mở rộng, nó đã trở thành mục tiêu chính cho việc đầu tư mới. 

Một công ty khởi nghiệp của Bỉ đã chuyển giao một phần nền tảng sản xuất công nghệ sinh học mới từ Univercells, nhằm mục đích tạo ra vaccine nhanh hơn và trong một không gian nhỏ hơn. 

Viện đang đặt mục tiêu tăng sản lượng vắc xin sốt vàng da lên 50 triệu liều mỗi năm. Cơ sở thứ hai mới mở sẽ sản xuất vaccine sởi và rubella giá rẻ cho thị trường châu Phi, với mục tiêu sản xuất là 300 triệu liều mỗi năm.

Prashant Yadav, một chuyên gia về chuỗi cung ứng y tế tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, người đã đến thăm viện vài lần trong năm qua cho biết: "Tốc độ phát tiển ở Dakar thật sự là nhanh nhất mà tôi từng thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới".

Ở Nam Phi

Công ty dược phẩm Aspen Pharmacare đã nhận được khoản tiền trị giá 30 triệu USD từ quỹ từ thiện để xây dựng quy trình sản xuất bốn loại vắc-xin chính dành cho trẻ em, bao gồm vaccine ngừa viêm phổi và virus Rota.

Liệu Châu Phi có thể tiến gần đến sự độc lập về sản xuất vắc-xin hay không?  - Ảnh 3.

Bên trong phòng thí nghiệm của Afrigen Biologics and Vaccines, một công ty công nghệ sinh học ở Cape Town có tham vọng trở thành nhà sản xuất chính các loại vaccine mRNA mới.

Vào năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập "Trung tâm sản xuất mRNA" tại một công ty công nghệ sinh học ở Cape Town có tên là Afrigen Biologics and Vaccines, với mục tiêu mã hóa ngược trình tự vaccine Moderna Covid và sau đó sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất mRNA mới trên toàn cầu. Afrigen sẽ đưa vaccine ngừa COVID của mình vào thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm 2024. 

Dù thị trường vaccine COVID không còn khẩn cấp nữa, nhưng hy vọng rằng quá trình thiết kế, thử nghiệm và sản xuất sản phẩm này vẫn sẽ tạo ra bí quyết công nghệ cao để có thể tạo ra những sản phẩm vaccine khác khác, bao gồm cho cả bệnh lao - ưu tiên lớn nhất của người dân châu Phi.

Hai công ty khác nữa là Biogeneric Pharma ở Ai Cập, sẽ nhận chuyển giao công nghệ mRNA từ Afrigen và SENSYO Pharmatech ở Morocco cũng đã nhận được khoản đầu tư đáng kể để mở rộng sản xuất. Và ở Kenya, chính phủ đang yêu cầu Viện Kenya BioVax chuyển từ sản xuất vaccine động vật sang sản xuất vaccine cho người. Họ đã mời Tiến sĩ Michael Lusiola, một người Kenya xa xứ, từng là giám đốc điều hành cấp cao của AstraZeneca ở Vương quốc Anh, về nước và điều hành nó.

Bà Aurélia Nguyen cũng nói rằng việc có khả năng sản xuất số lượng lớn vaccine sẽ giúp đảm bảo an ninh cho Châu Phi trong trường hợp xảy ra một đại dịch khác.  Nói rằng lục địa này có thể xây dựng năng lực đó trong khi sản xuất vaccine thông thường cho thị trường châu Phi.

Liệu Châu Phi có thể tiến gần đến sự độc lập về sản xuất vắc-xin hay không?  - Ảnh 4.

Một lọ vaccine ngừa COVID của Johnson & Johnson ở Juba, Nam Sudan.

Các quốc gia sẽ cần các cơ quan quản lý mạnh mẽ hơn để vaccine của họ có thể nhanh chóng được phê duyệt xuất khẩu. Họ cũng sẽ cần chuỗi cung ứng tốt hơn cho mọi thứ dùng để sản xuất vaccine.

CDC Châu Phi hy vọng sẽ tạo ra các khu vực đảm bảo được quy trình sản xuất đồng bộ, trong đó một số quốc gia sản xuất lọ thủy tinh và những quốc gia khác sản xuất dược chất. 

Đây là cách để đảm bảo Châu Phi sẽ tiếp cận vaccine công bằng nhất nếu có một đại dịch nào xảy đến trong tương lai.

THANH TRÚC