Bài tập của học sinh tiểu học về cơ bản không quá khó, đa phần phụ huynh đều có thể làm được. Tuy nhiên, cũng có không ít dạng bài khiến phụ huynh bối rối trong quá trình hướng dẫn con học bài, đặc biệt là những dạng nhìn thì dễ mà là... dễ nhầm, dễ sai. Thậm chí, không ít phụ huynh có trình độ học vấn cao cũng phải giơ cờ trắng "xin hàng" trước những bài toán "nhìn vậy mà không phải vậy".
Mới đây, cô Trịnh - một phụ huynh Trung Quốc có bằng Thạc sĩ đã phải "bó tay" trước một bài toán tiểu học của con. Cụ thể, bài tập mà con vị phụ huynh nhận được là tính phép tính: "6 : 6 : 6 : 6 = ?".
Với bài toán này, cô Trịnh đã dạy con làm với hướng tư duy sau: Vì "6 : 6 = 1", nên cho dù có bao nhiêu số 6 được chia đi chăng nữa, kết quả cuối cùng chắc chắn cũng bằng 1 mà thôi. Sau khi nghe mẹ giải thích, con của cô Trịnh cũng tự tin viết ra đáp án cuối cùng là 1.
Tuy nhiên, ngày hôm sau, khi kiểm tra sách bài tập về nhà của con, người mẹ không khỏi bất ngờ vì phép tính: "6 : 6 : 6 : 6 = 1" bị cô giáo gạch sai đỏ choét. Điều này khiến người mẹ này tức giận vì cô nghĩ cách làm này chẳng có gì sai cả. Do đó, sáng hôm sau khi đưa con đến trường, cô Trịnh đã nán lại để đối chất với cô giáo về kết quả của bài toán này.
Nhận được lời thắc mắc của phụ huynh, cô giáo nhẹ nhàng giải thích rằng câu hỏi này tưởng đơn giản nhưng lại rất dễ "đánh lừa" học sinh nếu không cẩn thận. Trên thực tế, cách tính chính xác cho bài toán này cần được thực hiện theo quy tắc khi không có dấu ngoặc đơn hay phép cộng/trừ, cần thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải. Như vậy trong phép tính kể trên, em học sinh cần tính theo các bước:
1/ Lấy 6 : 6 = 1
2/ Lấy 1 : 6 = 1/6
3/ Lấy 1/6 : 6
Đáp án cuối cùng là 1/36 hay 0.0277777778.
Hoặc:
Trước lời giải thích của cô giáo, người mẹ ngượng tái mặt vì đã bộc lộ cảm xúc một cách thái quá mà không có sự tìm hiểu kỹ càng. Có thể thấy rằng, ngay cả những bài toán tiểu học có vẻ đơn giản cũng đòi hỏi sự cẩn thận và hiểu biết đúng đắn về cách thức thực hiện phép tính. Phụ huynh cần phải kiểm tra kiến thức của mình trước khi hướng dẫn con cái, để tránh những hiểu lầm không đáng có và giúp con tiếp thu bài học một cách chính xác nhất.
Theo Sohu
Sở hữu trí tuệ và bài toán về quản lý dữ liệu trong thương mại điện tử: Thách thức và giải pháp trong kỷ nguyên số
Trong kỉ nguyên bùng nổ của TMĐT, việc bảo vệ những tài sản trí tuệ không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố sống còn với doanh nghiệp.