Thời điểm này là lúc mà chỉ cần bước chân ra khỏi nhà đã có thể thấy không khí Tết tràn ngập khắp phố phường. Đây là lúc mà các gia đình bắt đầu gấp rút lên kế hoạch mua sắm, nếu gia đình nào cẩn thận thì có khi bây giờ đã mua sắm được kha khá rồi.
Là dâu mới về nhà chồng, tôi cũng đã từng mắc sai lầm mua sắm Tết. Có rất nhiều khoản mà người ta nghĩ rằng bắt buộc phải mua vì xưa nay ai cũng thế nhưng Tết giờ thay đổi rất nhiều, bên cạnh những nét truyền thống cần giữ thì cũng có những thứ cần thay đổi để đỡ phí phạm và hợp lý hơn.
Năm ngoái, năm đầu tiên ăn Tết ở nhà chồng, tôi đã mạnh dạn chi gần 3 triệu cho các món bánh kẹo, với hy vọng mang đến không khí Tết truyền thống và đầy đủ. Tôi cứ nghĩ rằng đã là Tết thì phải có bánh có kẹo cho trẻ con nó ăn. Thế là tôi ra hàng đại lý, mua rất nhiều bánh kẹo theo cân. Tổng hóa đơn là 3 triệu đồng mà tôi cùng không biết mình đã mua những thứ gì nữa.
Ảnh minh họa |
Thế nhưng số bánh kẹo cân này đến tận giữa năm ngoái vẫn còn nguyên si trong tủ đồ bếp nhà tôi. Sau đó, bác giúp việc dọn nhà thấy để lâu quá mới đem hết đi vứt.
Kinh nghiệm "đau thương" của tôi rút ra từ năm ngoái đó là: KHÔNG MUA BÁNH KẸO CÂN.
Vì vậy, năm nay, tôi đã quyết định thay đổi cách tiêu tiền cho Tết. Thay vì bánh kẹo, tôi chuyển sang mua các loại hạt cắn như hạt bí, hạt hướng dương hay 1 số loại như hạt điều, hạt macca, các loại thịt sấy khô và hoa quả tươi.
Ảnh minh họa |
Chi phí cho những khoản này không rẻ hơn thậm chí có phần tăng lên, cụ thể như sau.
- 2kg hạt điều: 600.000 đồng
- 2kg macca: 500.000 đồng
- 2 hạt dẻ cười: 800.000 đồng
- 2 kg thịt bò khô: 1 triệu đồng
- 2 kg thịt trâu gác bếp: 1 triệu đồng
- Hoa quả tươi: 1 triệu đồng (dự tính)
- Hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương: 500.000 đồng
Tổng chi phí: 5,4 triệu đồng.
Lý do mua với số lượng lớn như vậy vì nhà tôi khá là đông người và đông khách đến chúc Tết.
Những sự thay đổi này không chỉ giảm bớt chi phí mà còn phù hợp hơn với sở thích của các con tôi và khách đến chơi nhà. Hạt và hoa quả cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhất là trong những ngày Tết, khi mọi người thường xuyên quây quần bên mâm cơm đầy ắp thức ăn.
Một mẹo nhỏ mà tôi đã học được là lên kế hoạch chi tiêu từ sớm. Thay vì đợi đến những ngày cuối năm mới bắt đầu sắm sửa, tôi đã dành thời gian suy nghĩ và mua sắm từ từ, tránh tình trạng mua sắm hối hả và không cần thiết. Điều này giúp tôi kiểm soát được ngân sách và mua sắm một cách thông minh hơn.
Ảnh minh họa |
Tôi cũng học được rằng không cần phải mua sắm quá nhiều thức ăn để dành cho Tết. Thay vào đó, tôi chọn lựa những món ăn mà gia đình thực sự thích và chắc chắn sẽ tiêu thụ hết trong những ngày Tết. Việc này không chỉ giảm lượng thực phẩm thừa mứa sau Tết mà còn giúp tôi tiết kiệm được một khoản kha khá.
Với tôi, sự chuẩn bị không chỉ là về vật chất mà còn về tinh thần và cách thức tiêu tiền sao cho khôn ngoan. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho những ai đang tìm kiếm cách để chi tiêu Tết một cách tiết kiệm và thông minh.
Mua 3 chỉ vàng để dành đến Tết tặng mẹ, mỗi tháng tiết kiệm 1 triệu để có 10 triệu biếu bố mẹ tiêu Tết!
Còn gần 3 tháng nữa mới đến Tết, nhưng không ít người đã tiết kiệm tiền tiêu Tết từ cách đây cả mấy tháng rồi.