Một người phụ nữ 89 tuổi ở Hà Lan là người đầu tiên trên thế giới tử vong vì mắc Covid-19 lần thứ hai.
Người này mắc bệnh ung thư tủy xương hiếm gặp, hệ thống miễn dịch của bà đã bị tổn thương do điều trị ung thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, phản ứng miễn dịch của bà vẫn đủ để chống lại virus Covid-19, vì phương pháp điều trị ung thư “không nhất thiết dẫn đến tình trạng đe dọa tính mạng”.
Bà nhập viện vào đầu năm nay và được chẩn đoán đã nhiễm Covid-19. Sau 5 ngày điều trị, khi các triệu chứng giảm dần bà đã được xuất viện. Nhưng 2 ngày sau khi điều trị hóa trị và 59 ngày mắc Covid-19, bà đã xuất hiện triệu chứng ho và sốt, khó thở.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bà dương tính với Covid-19. Không có kháng thể nào được phát hiện trong máu của bà vào ngày thứ 4 và thứ 6. Tình trạng của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn vào ngày thứ 8. Hai tuần sau, người phụ nữ tử vong. Giữa hai lần nhiễm bệnh bà không được xét nghiệm vì vậy vì vậy các nhà nghiên cứu không thể xác nhận về các xét nghiệm âm tính nhưng cấu trúc gen của virus của hai lần lại khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu, có thể lần thứ 2 bệnh nhân mắc Covid-19 là một đợt tái nhiễm chứ không phải đợt mắc bệnh kéo dài.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong tạp chí Lancet: “Tái nhiễm SARS-CoV-2 đã được báo cáo ở ít nhất 4 người trên toàn thế giới. Do đó, việc phơi nhiễm với SARS-CoV-2 lần đầu không nhất định sản sinh ra miễn dịch hoàn toàn. Các tác động của việc tái nhiễm có thể liên quan đến việc phát triển vaccine. Từ góc độ sức khỏe cộng đồng, tất cả các cá nhân, dù đã mắc Covid-19 hay chưa, đều phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2”.
Họ cũng nhấn mạnh việc tái nhiễm SARS-CoV-2 có thể xảy ra khi các kháng thể giảm và khả năng miễn dịch suy yếu.
Nhà nước đã chi gần 17.500 tỷ đồng phòng chống dịch COVID-19
Ngân sách đã chi khoảng 17.490 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tính đến 24/9/2020.