Nguyên do nào khiến giá thịt nhập khẩu rẻ hơn trong nước?

Người tiêu dùng cảm thấy khó hiểu, tại sao thịt nhập khẩu lại rẻ hơn thịt trong nước, phải chăng thịt nhập có vấn đề?

Thịt nội cao ngất, thịt ngoại rẻ bất ngờ

Theo bảng giá bán lẻ thịt heo đông lạnh từ Nga của Công ty TNHH Nhiêu Lộc, sản phẩm thịt ba chỉ rút sườn với giá 98.000 đồng/kg, thịt ba chỉ lạng sườn 92.000 đồng/kg, nạc đùi heo 80.000 đồng/kg, nạc vai heo 77.000 đồng/kg, ba chỉ sườn và da 83.000 đồng/kg. 

Trong khi đó tại các chợ dân sinh, thịt heo “nóng” bán lẻ dao động 130.000 - 250.000 đồng/kg, giá heo hơi vẫn neo ở đỉnh. Riêng thịt đông lạnh tại hệ thống siêu thị (nhập khẩu chủ yếu từ Brazil, Canada, Ba Lan… ) đã cắt sẵn cũng có giá thấp hơn khoảng 30% so với giá thịt heo trong nước.

Người tiêu dùng cảm thấy khó hiểu, hoang mang khi đặt ra câu hỏi: Tại sao thịt nhập khẩu lại rẻ hơn thịt trong nước? Phải chăng thịt nhập khẩu có vấn đề; thịt được nhập khẩu không chính ngạch...?

Thịt heo nhập có giá rẻ hơn heo trong nước. 
Thịt heo nhập có giá rẻ hơn heo trong nước. 

Theo Zin Food, đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm thịt nhập khẩu chất lượng cao ở các nước về Việt Nam, thì các loại thực phẩm từ gia súc, gia cầm như thịt bò Úc, Mỹ, thịt gà Brazil, thịt lợn Úc, Nga... đông có từ lâu và nó thường chỉ đến với người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối tại siêu thị, nhà hàng...

Tuy nhiên, có một thực tế là những loại thịt nhập khẩu này lại có mức giá rẻ hơn so với các sản phẩm thịt trong nước khá nhiều. Cụ thể thì thịt gà được phân loại thành cánh gà, chân gà, đùi gà nhập khẩu thường chỉ có giá vài chục nghìn đồng, rẻ bằng ½ giá thịt gà trong nước còn đối với các sản phẩm thịt bò, thịt lợn nhập khẩu thì mức giá cũng chỉ bằng ⅔ mức giá bán thịt bò và thịt lợn tươi hiện nay.

 Lý do khiến thịt nhập khẩu lại rẻ hơn thịt trong nước

Thứ nhất, do nước ta vừa trải qua đợt dịch lợn châu Phi khiến số lượng đàn heo giảm sút trầm trọng dẫn đến cầu vượt cung nên giá thịt lợn neo ở mức khá cao trong nhiều tháng qua.

Thứ hai, do thói quen sử dụng thịt ở nước ngoài, các sản phẩm được nhập khẩu đông lạnh về nước ta chủ yếu  từ các nước như Brazil, Hàn Quốc, Úc… với mức giá chỉ bằng ½ so với mức giá thịt tươi được bán ở các khu chợ dân sinh. Thực tế là các sản phẩm này giá rẻ là hoàn toàn đúng sự thật. Bởi hầu hết các sản phẩm giá rẻ được nhập về Việt Nam là các phần thịt người nước ngoài không hay sử dụng làm thực phẩm.

Ví dụ ở một số nước, người ta chỉ dùng phần thịt ức của gà làm thực phẩm tiêu thụ tại chỗ trong khi các phần khác như nội tạng, chân, đùi, cổ cánh...được cấp đông và xuất đi các nước khác với mức giá rẻ.

Đối với thịt bò, heo, những phần thịt lẫn mỡ như gầu, ba chỉ là các sản phẩm ngườ nước ngoài ít sử dụng vì vậy nó sẽ được nhập về nước ta với số lượng lớn hơn và giá rẻ.

Nhiều người còn e ngại khi sử dụng thịt nhập. 
Nhiều người còn e ngại khi sử dụng thịt nhập. 

Tiếp theo là do chi phí chăn nuôi ở nước ngoài rẻ hơn nước ta. Điều này được lý giải cho việc tại sao thịt lợn, thịt bò, thịt gà đông lạnh được nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Nga về nước ta cũng có giá rẻ chỉ bằng ⅔ so với các sản phẩm thịt tươi trong nước, dù đây cũng là những phần thịt ngon và chất lượng được sử dụng nhiều.

Nguyên nhân chính là ở nền nông nghiệp, mà cụ thể là ngành chăn nuôi ở những nước này phát triển vượt bậc và hoạt động chủ yếu theo hình thức trang trại lớn, chi phí chăn nuôi từ giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, chi phí giết mổ… đều được làm tự động và theo dây chuyền vì vậy giá thành sản phẩm thịt rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm thịt được nuôi nhỏ lẻ ở nước ta.

Ngoài ra, do được hưởng lợi những thành tựu của nền nông nghiệp phát triển, nên gia súc, gia cầm ở các nước phát triển được nuôi thả trên những cánh đồng bạt ngàn, ăn thức ăn tự nhiên chứ không hề ăn cám tăng trọng hay ăn thức ăn công nghiệp. Chính vì vậy, dù giá rẻ nhưng nếu khách hàng mua được các sản phẩm thịt nhập khẩu chính ngạch, được kiểm tra các cơ quan chức năng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì chất lượng vẫn cực kỳ tuyệt vời kể cả hương vị lẫn thành phần dinh dưỡng.

Với những lý do trên, việc các loại thịt nhập khẩu lại rẻ hơn thịt trong nước là đúng với thực tế, chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo tươi ngon. Tuy nhiên, khi mua hàng người tiêu dùng cũng chú ý mua ở những đại lý uy tín và chú ý đến thời hạn sử dụng. 

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương