Anh hùng Võ Thị Thắng sinh năm 1945 tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trong một gia đình có truyền thống yêu nước, theo cách mạng. Bà tham gia hoạt động từ năm 11 tuổi với nhiệm vụ đưa thư liên lạc cho cách mạng. 16 tuổi, bà tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ở tuổi 17, bà được tổ chức gửi đến Sài Gòn để tham gia hoạt động bí mật trong Phong trào Thanh niên – Sinh viên – Học sinh. Sau đó, bà chuyển sang tham gia Phong trào Công nhân và sau đó gia nhập lực lượng vũ trang trong lòng đô thị.
Năm 1968, bà bị địch bắn trong một lần ám sát hụt một tên mật thám. Bà bị quân địch buộc các tội "phản nghịch", "phá rối trị an" và "cố sát" nhưng "do thái độ quá ngoan cố" nên bị tòa tuyên án 20 năm tù. Đáp lại lời cáo buộc và kết án của Hội đồng xét xử, bà nói: "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?". Và nụ cười rực rỡ, hiên ngang của cô nữ sinh khi ấy mới chỉ 23 tuổi đã được một phóng viên người Nhật kịp ghi lại.
Nữ sinh Võ Thị Thắng trong bức ảnh nổi tiếng |
Bức ảnh "Nụ cười chiến thắng" cùng với lời nói đanh thép và quả quyết của nữ sinh viên trường Gia Long Võ Thị Thắng đã trở thành nguồn động viên cho nhiều nghệ sĩ văn học cả trong và ngoài quốc gia vào thời điểm đó.
Và đúng như lời bà nói, chỉ 6 năm sau đó, lính Mỹ đã phải rút quân về nước. Các nhà lao Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo không thể giảm cầm được ý chí của một nữ chiến sĩ cách mạng. Bà cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trao trả cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại sân bay Lộc Ninh theo Hiệp định Paris ngày 7/3/1974.
Sau khi giành độc lập, nữ anh hùng Võ Thị Thắng đã từng đảm nhận các vị trí: Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cu ba, Ủy viên Trung ương Đảng…
Vào ngày 22/8/2014, bà Võ Thị Thắng qua đời sau thời gian mắc bệnh nặng, hưởng thọ 69 tuổi. Vào năm 2015, bà đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhờ những cống hiến của mình.
Tên nữ anh hùng được đặt tên cho trường tiểu học ở Cuba
Tại La Habana, thủ đô của Cuba, có một trường tiểu học được đặt tên theo bà. Bà Võ Thị Thắng cũng đã từng đến thăm ngôi trường này và được Nhà nước Cuba trao tặng Huân chương Ana Betancourt, được đặt theo tên của nữ anh hùng dân tộc Cuba - Ana Betancourt. Đây là một danh hiệu cao quý thường được trao cho những phụ nữ Cuba có nhiều đóng góp trong xã hội. Bà Võ Thị Thắng là một trong những trường hợp đặc biệt được trao tặng huân chương này.
"Nụ cười chiến thắng" đã được nhà trường đưa vào chương trình giáo dục cho học sinh như một biểu tượng của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. |
Trong một không gian trang trọng của trường, nhiều hình ảnh, hiện vật về Việt Nam đã được trưng bày, đặc biệt là bức ảnh chị Võ Thị Thắng với "Nụ cười chiến thắng".
Trường hiện có 530 học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc hệ thống giáo dục tiểu học của Cuba. "Nụ cười chiến thắng" đã được nhà trường đưa vào chương trình giáo dục cho học sinh như một biểu tượng sáng ngời của tinh thần dũng cảm của thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Mỹ.
"Nụ cười chiến thắng" đã được nhà trường đưa vào chương trình giáo dục cho học sinh như một biểu tượng của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Chuyên gia nói: Dạy con vào thời điểm này trong ngày vừa "vô duyên", vừa làm sứt mẻ tình cảm gia đình
Gặp vấn đề, cần nắm bắt thời điểm giao tiếp tốt, để trẻ thực sự nghe vào, đó mới là giao tiếp hiệu quả.