Khi nhận lương, nhiều người sẽ gửi ngay một khoản vào sổ tiết kiệm, rồi cân đối chi tiêu với số tiền còn lại. Tôi cũng làm như vậy, nhưng cách thức thực hiện của tôi lại có phần khác. Tôi không tập trung quản lý dòng tiền chi ra, mà sẽ dồn sức phân bổ dòng tiền tiết kiệm.
Việc này có thể tốn thời gian và sức lực trong thời gian đầu, nhưng khi mọi thứ đã vào guồng, tất cả những gì tôi phải làm chỉ là chuyển tiền vào các tài khoản tiết kiệm, và chấm hết.
Tôi có tới 5 khoản tiết kiệm, mỗi khoản phục vụ một mục đích, nhu cầu khác nhau.
1 - Khoản tiết kiệm cho việc học của con
Đây là khoản tiền mà chúng tôi dùng để lo tất cả mọi thứ liên quan tới việc học tập của con, bao gồm tiền học phí hàng tháng, tiền học thêm, tiền mua dụng cụ/đồ dùng học tập, và cả tiền để dành nếu sau này con muốn đi du học mà lại không đủ giỏi để xin được học bổng toàn phần.
Mỗi tháng, vợ chồng tôi dành 8000 Nhân Dân tệ (khoảng 27,1 triệu đồng) cho vào tài khoản tiết kiệm phục vụ việc đầu tư kiến thức cho con.
Ảnh minh họa |
Vì thời hạn đóng tiền học ở trường và tiền học thêm là khác nhau, có khoản phải nộp hàng tháng, có khoản 3-6 tháng mới phải đóng 1 lần, nên khoản tiết kiệm này, tôi chỉ gửi kỳ hạn 1 tháng. Lãi suất đương nhiên không cao, nhưng điểm lợi chính là mỗi tháng tôi có thể rút tiền ra đóng học cho con nếu cần, mà không sợ bị mất lãi.
2 - Khoản tiết kiệm phục vụ việc an hưởng tuổi già của tôi và chồng
Kể từ khi mới kết hôn, chưa có con, vợ chồng tôi đã thỏa thuận sẽ cùng nhau tiết kiệm để sau này ở tuổi xế chiều, chúng tôi có thể tự lo cho nhau mà không cần phụ thuộc nhiều vào con cái. Hồi đó, chúng tôi thậm chí vẫn nghĩ rằng có thể mình sẽ không có con, nên càng cần phải tiết kiệm tiền từ sớm.
Ban đầu, mỗi tháng, vợ chồng tôi - mỗi người sẽ chuyển 2000 NDT (khoảng 6,7 triệu) vào tài khoản "an hưởng tuổi già". Sau này, chúng tôi có thể tiết kiệm được nhiều hơn nhưng vì đã có con và ưu tiên việc đầu tư cho con học tập nên chúng tôi vẫn chỉ duy trì việc dành 2000 NDT/người vào tài khoản "an hưởng tuổi già".
Về bản chất, đây là khoản tiết kiệm lâu dài, không cần và cũng không nên rút ra để chi tiêu, nên tôi quyết định sẽ gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng và tái tục tự động cả tiền gốc lẫn tiền lãi.
3 - Khoản tiết kiệm để báo hiếu cha mẹ
Hàng tháng, hai vợ chồng tôi đều gửi 1000 NDT (khoảng 3,3 triệu đồng) vào tài khoản tiết kiệm - tạm gọi là tiền dành để lo cho cha mẹ. Cả ông bà nội và ông bà ngoại của tụi trẻ đều đã già, có thể ốm đau bệnh nặng bất cứ lúc nào. Vợ chồng tôi tiết kiệm khoản tiền này để dùng cho những lúc như thế, hoặc khi ông bà muốn mua sắm, đi du lịch, chúng tôi cũng sẵn sàng chiều bố mẹ ngay.
Với khoản tiết kiệm này, chúng tôi gửi kỳ hạn 3 tháng vì nhu cầu “xin tiền con cái” của bố mẹ tôi không nhiều, nhưng các cụ đã già, không ai lường trước được bệnh tật nên gửi kỳ hạn quá dài cũng không phải phương án hay. Dù sao, chúng tôi cũng chẳng đặt nặng việc tiền lãi nhiều hay ít, nên gửi kỳ hạn 3 tháng là vừa đẹp.
4 - Khoản tiết kiệm đề phòng những tình huống khẩn cấp
Nếu không may tôi hoặc chồng gặp tai nạn hoặc các con ốm nặng, chúng tôi cũng không muốn tiêu lẹm vào 1 trong 3 khoản tiết kiệm phía trên. Đó là lý do khoản tiết kiệm số 4 này ra đời: Bất cứ chuyện gì khẩn cấp, ngoài dự tính xảy ra mà cần dùng tới tiền, chúng tôi sẽ dùng trong tài khoản số 4 này.
Ảnh minh họa |
Và đã gọi là khẩn cấp, nên khoản tiết kiệm này, chúng tôi cũng chỉ gửi kỳ hạn 1 tháng mà thôi, để nếu có việc đột xuất, rút tiền trước hạn cũng không thấy tiếc vì mất nhiều tiền lãi.
5 - Khoản tiết “cuối tháng còn dư tiền thì để vào đây"
Vợ chồng tôi có thói quen chia tiền vào 4 khoản tiết kiệm phía trên ngay khi nhận tiền lương hoặc tiền lãi từ việc kinh doanh. Tiết kiệm trước rồi chi tiêu với số tiền còn lại là cách mà gia đình tôi đã áp dụng từ rất lâu.
Tuy nhiên, có những tháng, chúng tôi vẫn còn dư tiền ngay cả khi đã đổ tiền vào 4 tài khoản tiết kiệm và chưa tới kỳ nhận lương/lãi mới. Khoản tiết kiệm số 5 ra đời với mục đích "tiết kiệm thêm được đồng nào, hay đồng ấy".
Chúng tôi vẫn chưa tìm ra được mục đích cho khoản tiết kiệm số 5 này nhưng việc có thêm một khoản tiền "dắt túi" thế này khiến vợ chồng tôi cảm thấy an tâm hơn nhiều. Chúng tôi đã từng tiết kiệm hết tiền vào 1 tài khoản mà không chia riêng ra thành các tài khoản với từng mục đích cụ thể và nhanh chóng nhận ra đó là một nước đi sai lầm.
Tiết kiệm thực ra cũng giống chi tiêu thôi, đều cần có mục đích. Mục đích tiết kiệm rõ ràng giúp vợ chồng tôi có thêm động lực cày cuốc, kiếm tiền và kiểm soát chi tiêu. Không phải tháng nào việc "tiết kiệm trước rồi tiêu số dư sau đó" cũng dễ dàng, nhưng vợ chồng tôi đã làm được. Mong rằng bạn cũng vậy!
Tôi U55, có 3 tỷ tiết kiệm nhưng các con đều ra điều kiện khó chấp nhận để đón mẹ đến sống cùng
Mẹ con tôi không tìm được tiếng nói chung.