Người đàn ông bị suy thận nặng, phải chạy thận suốt đời vì thói quen tiết kiệm trong bếp của nhiều người

Tiết kiệm là một đức tính tốt, tuy nhiên, tiết kiệm không đúng cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như trường hợp dưới đây.

Cuối tháng 6/2024, Khoa Cấp cứu của Bệnh viện trực thuộc số 1 thuộc Đại học Y Chiết Giang (Trung Quốc) tiếp nhận ông Zhong, 70 tuổi. Ông Zhong nằm trên giường chuyển viện, thở hổn hển, người đầy mồ hôi, tay chân gầy gò nhưng bụng lại phình to.

Gao Yuan, bác sĩ Trưởng Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện trực thuộc số 1 của Trường Y Đại học Chiết Giang, đã tổng hợp kết quả kiểm tra và ban đầu đánh giá đây là "hội chứng khoang bụng". Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy ông Zhong bị nhiễm trùng trong ổ bụng rất nghiêm trọng - không chỉ ra nhiều dịch đục màu vàng nhạt mà còn có nhiều vết phù ruột, viêm, tích tụ khí và dịch, gây tắc ruột. Sau khi điều trị y tế, tuy ông Zhong đã thoát khỏi cơn nguy kịch nhưng chức năng thận của ông đã bị tổn hại nghiêm trọng và ông sẽ phải chạy thận nhân tạo suốt đời.

Người đàn ông bị suy thận nặng, phải chạy thận suốt đời vì thói quen tiết kiệm trong bếp của nhiều người

Tìm hiểu bệnh sử, được biết ông Zhong đã sử dụng thớt, đũa và hộp đựng dao bằng gỗ ở nhà hơn chục năm. Sau mùa mưa, những đồ dùng nhà bếp này trở nên ẩm mốc, nhưng ông không nỡ vứt chúng đi nên chỉ lau chùi sạch sẽ và tiếp tục sử dụng.

Bác sĩ Gao Yuan cho biết thớt là nơi vi khuẩn dễ tụ tập nhất mỗi ngày khi cắt rau củ dù sống, chín, nguội hay nóng. Hầu hết các gia đình chỉ dùng khăn lau sau khi sử dụng. Kể cả khi bạn lau hoặc rửa sạch bằng nước thì cũng không sạch hoàn toàn.

Điều tương tự cũng xảy ra với những chiếc đũa gỗ ở nhà. Loại vật liệu này có cấu trúc lỏng lẻo, sau khi làm sạch, bên trong dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và sự trương nở, những khoảng trống nhỏ xuất hiện sau khi giãn nở trở thành thiên đường cho nấm mốc và vi khuẩn. Chúng sinh sôi điên cuồng bên trong, khi không còn chỗ cho chúng trong những khoảng trống, chúng sẽ phát triển ra bên ngoài, gây ra những đốm nấm mốc, vết bẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thậm chí là “mọc lông”.

Ngay cả khi bạn đun sôi thớt và đũa gỗ bằng nước sôi, bạn cũng chỉ có thể tiêu diệt được một phần nhỏ vi trùng. Escherichia coli, staphylococcus aureus, helicobacter pylori, salmonella, aflatoxin… còn sót lại trên dụng cụ nhà bếp có thể được ăn vào dạ dày, gây ra các phản ứng cấp tính ở đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí làm tăng tình trạng viêm teo dạ dày, ung thư dạ dày và những căn bệnh khác.

Người đàn ông bị suy thận nặng, phải chạy thận suốt đời vì thói quen tiết kiệm trong bếp của nhiều người

Làm gì để phòng tránh?

Miếng bọt biển rửa chén, khăn tắm, bàn chải đánh răng, đồ lót và các vật dụng cần thiết hàng ngày khác mà chúng ta sử dụng ngày đêm tiếp xúc với da, miệng và cơ thể hàng ngày... Nếu không được thay thế thường xuyên, chúng có thể trở thành kẻ giết người tiềm tàng và mang lại nhiều nguy cơ bệnh tật.

Do đó, để phòng tránh nguy cơ này, bạn nên nói không với những việc làm "tiết kiệm" sau:

1. Không thay miếng bọt biển rửa chén

Nhiều người đã quen với việc sử dụng miếng bọt biển rửa chén cho đến khi hỏng không còn dùng được nữa!

Như mọi người đều biết, bọt biển mềm và xốp, có khả năng thấm hút cao, dễ bám vết thức ăn. Cộng với khả năng thông gió kém nên cực kỳ dễ chứa vi khuẩn. Việc sử dụng miếng bọt biển rửa chén thường xuyên và lặp đi lặp lại khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường bọt biển - tay hoặc miệng bát và gây bệnh.

Nên rửa miếng bọt biển rửa chén mỗi lần sử dụng, vắt kiệt nước và tốt nhất là treo nó lên. Tốt nhất nên thay miếng bọt biển rửa chén mỗi tháng một lần.

2. Tái sử dụng chai nhựa để đựng đồ

Đối với những người tiết kiệm, việc sử dụng chai nước khoáng, chai nước giải khát… để đựng gạo, đậu, dầu ăn… là điều rất phổ biến.

Tuy nhiên, chai nước giải khát, chai nước khoáng... chủ yếu được thiết kế và sản xuất cho nước, đồ uống có ga, nước trái cây và các chất lỏng khác. Nếu dùng để đựng các chất lỏng khác, chúng có thể do thay đổi tính chất của chất lỏng nên các chất độc hại sẽ thoát ra nhanh hơn với lượng lớn hơn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng chai nước giải khát để đựng giấm, giá trị pH của chất lỏng sẽ giảm, điều này có khả năng làm tăng sự di chuyển của các chất có hại.

Ngoài ra, nước/đồ uống đóng chai có thời hạn sử dụng cũng chính là thời hạn sử dụng của chai nhựa. Vì PET (nguyên liệu phổ biến làm nên chai nhựa) cũng sẽ bị lão hóa do sử dụng lâu dài dẫn đến sự di chuyển của các chất có hại tăng lên.

3. Tiếp tục sử dụng chảo chống dính đã bong tróc

Lớp chống dính của hầu hết các loại chảo chống dính thường là polytetrafluoroethylene, còn được gọi là Teflon - một loại nhựa tổng hợp. Khi có sự mài mòn mạnh giữa bề mặt dụng cụ nấu và vật cứng, các hạt PTFE nhỏ có thể hình thành, sau đó có thể làm ô nhiễm thực phẩm và khiến con người ăn phải. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng chảo chống dính sau khi xuất hiện vết xước, không dùng chảo chống dính để nấu những thực phẩm cứng như sườn, không dùng thìa nhọn và thường xuyên thay chảo mới.

Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy

Mỹ Diệu

Đây là bài tập độc đáo được nhà thần kinh học thực hiện để có sức khỏe não bộ tối ưu

Đây là bài tập độc đáo được nhà thần kinh học thực hiện để có sức khỏe não bộ tối ưu

Để giữ cho bộ não luôn khỏe mạnh mạnh, bạn nên tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên nhất có thể.