Những content "bẩn" tràn lan trên mạng xã hội như thế nào?

Từ những tranh cãi trên mạng xã hội lại tiếp tục tạo nhiều thời cơ cho những cá nhân sản xuất ra những sản phẩm hay các loại văn hóa lệch lạc.

Vừa qua, TikToker Nờ Ô Nô đã trở thành tâm điểm chú ý của mạng xã hội khi đăng tảu những đoạn clip bẩn, với nội dung được cho là hành vi miệt thị, xúc phạm người nghèo. Cụ thể trong series “Một ngày tử tế”, TikToker tiếp cận những người nghèo và hỏi họ thích ăn món gì sẽ mua tặng.

Tuy nhiên, anh chàng này lại có những phát ngôn mang tính khinh thường những người là người lớn tuổi như: “Đã nghèo còn bày đặt ăn cơm sườn", “Không hiểu vì sao người ta nghèo mà nghèo hoài”, “Nghèo mà còn chê đồ ăn nữa, vậy thôi khỏi ăn. Giờ hỏi lại có ăn hay không?”...

Những content

Ngay lập tức đoạn clip đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội, dân mạng lên tiếng chỉ trích gay gắt hành động này của Nờ Ô Nô.

Trên kênh TikTok của Nờ Ô trước đó đã cho đăng tải một số video giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn tương tự. Nhiều người hoài nghi về việc liệu rằng anh chàng có thực sự làm thiện nguyện không hay chỉ lợi dụng người yếu thế trong xã hội để làm video câu view?

Trao đổi với báo chí đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, những phản ánh về TikToker Nờ Ô Nô hiện đơn vị này đã ghi nhận và đang tiến hành xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. 

Đây không phải lần đầu Nờ Ô Nô thực hiện nhưng nội dung gây tranh cãi. Các clip của Nờ Ô Nô thường có nội dung đánh giá các cửa hàng, quán ăn trên địa bàn TP.HCM. TikToker này thường gắn với biệt danh “Thánh review” vì thành tích “ăn đâu chê đó”. Nờ Ô Nô thường có cách nói chuyện cộc lốc, thô lỗ với nhiều lời lẽ, hành động sỗ sàng.

Dù nhiều lần nhận về những ý kiến trái chiều, Nờ Ô Nô vẫn thản nhiên khi liên tục đăng tải các đoạn clip được dân mạng đánh giá là phản cảm, xúc phạm người khác.

Thực tế các nội dung do các Tiktoker thực hiện có phần tiêu cực tràn làn trên mạng xã hội không còn là chuyện hiếm gặp. Dù đính kèm #J4F (từ viết tắt của Just for fun, với nghĩa là chỉ vui thôi), các nhân vật này vẫn cố tình xây dựng nhưng nội dung có phần nhạy cảm và không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục hoặc những phát ngôn kém duyên, hạ thấp người khác hay đôi khi là lan truyền những suy nghĩ sai lệch. Tuy nội dung họ sáng tạo không trực tiếp hướng đến một cá nhân nào nhưng vô tình lại tác động để cả một nhóm đối tượng.

Cách đây không lâu, hot TikToker Viên Vibi chia sẻ video trong chuyến đi chơi ở Hà Nội. Theo đó, cô ghé thăm đền Ngọc Sơn - nơi trưng bày cụ Rùa nổi tiếng tại Hồ Gươm và nhà tù Hỏa Lò để thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ. Điều đáng nói, hot TikToker mặc áo croptop, váy ngắn vào đền và thắp hương gây nhiều tranh cãi: "Vào đền mà mặc vậy luôn đó hả", "Phải chi chị mặc đồ kín hơn xíu là xịn luôn", "Chị xinh quá, nhưng em cảm thấy chị đến những nơi linh thiêng thì mặc kín đáo chút sẽ đẹp hơn",...

Những content

Trước đó, một cô gái tố đã bị chủ kênh H.M đã xin quay phỏng vấn khi đang đi du lịch tại Đà Lạt. Tuy nhiên, sau đó, thanh niên này đã về cắt ghép clip, lồng giọng đọc của một người khác với nội dung phân biệt người đi xe số và xe tay ga nhằm mục đích tạo nên nhiều luồng dư luận phản ứng. Cô gái này khẳng định con trai mà chạy xe số là "dơ, không tử tế, nhục". Nếu trót làm bạn với một cậu con trai đi xe số, cô sẽ không dám ngồi chung vì ngại, khuyên các anh muốn có người yêu thì nên đổi sang xe tay ga.

P.N, cô gái bị cắt ghép nội dung trong đoạn clip bức xúc: “Sau khi xem lại, biết đoạn clip đã bị cắt ghép tôi cảm thấy oan ức và phẫn nộ với hành vi làm nội dung bẩn, lợi dụng người khác một cách trắng trợn để thu hút lượt tương tác như vậy. Tôi cơ bản không nói được giọng miền Nam. Tôi đã cố gắng liên lạc đến chủ kênh H.M để tìm cách giải quyết nhưng chỉ nhận lại sự phớt lờ. Không những thế, khi biết được tài khoản facebook cá nhân của tôi, người này đã chia sẻ lên MXH, khiến rất nhiều người tìm vào dùng nhiều lời lẽ xúc phạm công kích tôi. Tôi gửi đơn trình báo vì không muốn những bạn nữ khác sau này cũng như tôi, và mong muốn chủ kênh H.M công khai xin lỗi và đính chính thông tin cho chính tôi và cho những bạn nữ khác".

Những content

Youtuber cũng thường xuyên đăng tải nhiều clip với đối tượng trong video thường là các bạn nữ ưa nhìn, xinh xắn để thu hút người xem. Những video này đều sẽ được một người khác đứng từ xa ghi hình lại, nhiều bạn trẻ vì ngại phải từ chối nên cứ trả lời phỏng vấn, và cuối cùng là đưa thông tin, hình ảnh của mình cho người đối tượng đó.

Hay như năm 2021, nữ TikToker H.P.N  từng làm nhiều video với nội dung gợi ý các thủ thuật giúp học sinh, sinh viên lách luật, gian lận trong học tập. Video với nội dung hướng dẫn gian lận khi thi vấn đáp online đã thu hút 3,1 triệu lượt xem và hơn hàng nghìn lượt bình luận, tương tác của nhiều bạn trẻ là học sinh, sinh viên.

Với một video khác có nội dung "Hack đáp án bài tập online chính xác 100%", nữ TikToker H.P.N đưa ra các bước sử dụng công nghệ cơ bản giúp tìm ra đáp án chính xác, nhanh chóng cho bài tập khi học online. Nhiều học sinh, sinh viên và phụ huynh bình luận chỉ trích TikToker này là "vẽ đường cho hươu chạy" sai hướng, thậm chí có ý kiến cho rằng cô gái này đang góp phần "làm hỏng cả một thế hệ"...

YouTuber nổi tiếng Thơ Nguyễn cũng từng gây ra cuộc tranh cãi khi đăng tải clip dài gần 1 phút về việc xin vía học giỏi cho các em học sinh gây tranh cãi. Thơ Nguyễn ôm 1 con búp bê với tên gọi Cư Ma Mập, tự xưng "mẹ" và gọi búp bê là "con". Các bậc phụ huynh có con cái thường xuyên theo dõi kênh YouTube của Thơ Nguyễn tỏ ra khá bức xúc và cho rằng cô đang truyền bá việc nuôi Kumanthong (1 loại búp bê tâm linh có nguồn gốc từ Thái Lan, được nuôi như con người). Nhiều người bày tỏ lo lắng bởi đoạn video có thể gây ảnh hưởng, làm lệch lạc suy nghĩ của trẻ nhỏ.

Dù Thơ Nguyễn đã lên tiếng đính chính nhưng nhiều phụ huynh vẫn không chấp nhận và tiếp tục chỉ trích nội dung mà YouTuber này đã đăng tải. 

Có thể thấy, Tiktok hay Youtube là nền tảng giúp nhiều người sáng tạo nội dung độc lạ, thu hút người xem với tính chất giải trí cao. Tuy nhiên rất nhiều người lợi dụng phương tiện này để chia sẻ những nội dung có phần sai lệch, tiêu cực trong khi đối tượng xem đa phần là thanh thiếu niên và thậm chí là trẻ nhỏ.

Thanh Mai

“Alternate Existence/s”: Triển lãm hồi tưởng của nghệ sĩ Tom Hricko

“Alternate Existence/s”: Triển lãm hồi tưởng của nghệ sĩ Tom Hricko

Đây là một triển lãm hết sức đặc biệt, trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh và hiện vật trong suốt hơn 40 năm lao động sáng tác của Tom Hricko.