A. Những hoạt động tiêu biểu của Hội Nữ trí thức Việt Nam (từ Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III đến nay)
1. Chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ (2021- 2026)
Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ (2021- 2026) diễn ra trong 1,5 ngày từ 25-26/11/2021, Đại hội trực tiếp tại Thủ đô Hà Nội, kết hợp với trực tuyến tại 5 điểm cầu: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Thái Nguyên.
Ban Chấp hành Hội NTT Việt Nam khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 ra mắt Đại hội. Ảnh: Hoàng Toàn |
Thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Hội khóa II, nhiệm kỳ 2016 – 2021; Báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BCH; Báo cáo của Ban Kiểm tra nhiệm kỳ II (2016 - 2021); Bầu BCH nhiệm kỳ III (2021 - 2026) gồm 60 uỷ viên; bầu GS.TS. Nguyễn Thị Doan – Nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục làm Chủ tịch Danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam; Bầu Ban kiểm tra gồm 5 thành viên. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ (2021- 2026) đã bầu 19 ủy viên Ban Thường vụ; GS.TS Lê Thị Hợp được bầu là Chủ tịch Hội, TS. Phan Thị Thùy Trâm được bầu là Tổng thư ký Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Xác định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ III gồm:
7 chỉ tiêu: (1) Đến cuối nhiệm kỳ phát triển tổ chức Hội thành viên ở 20 tỉnh/thành và phát triển thêm 10 Chi hội. Phấn đấu phát triển được 50 hội viên NTT mạng lưới ở nước ngoài (2) Hàng năm tham gia phản biện xã hội ít nhất 01dự thảo văn bản liên quan đến nữ trí thức và phụ nữ (3) Thành lập Trung tâm, Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho nữ trí thức (4) Triển khai 1-2 đề tài cấp Bộ/cấp Nhà nước và 3 đề tài cấp cơ sở (5) Tổ chức 3 Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc. Thúc đẩy thương mại hóa 10 kết quả NCKH và chuyển giao công nghệ (6) Cải tiến và nâng cao chất lượng hình thức và nội dung của WEBSITE. Nâng cao chất lượng Tạp chí Phụ nữ Mới (in và điện tử) (7) Phối hợp với Hội LHPNVN triển khai 2 đề tài NCKH, tổ chức ít nhất 10 lớp tập huấn cho mạng lưới Hội LHPN các tỉnh, thành về bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng. Tổ chức 3 đợt khám bệnh và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ vùng khó khăn.
6 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tập trung phát triển hội viên và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh (2) Tích cực tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với những vấn đề liên quan đến nữ trí thức, phụ nữ và các lĩnh vực kinh tế xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước và của Hội LHPN Việt Nam (3) Nâng cao vai trò của Nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước (4) Thực hiện tốt chức năng bảo vệ các quyền hợp pháp của hội viên về nghề nghiệp (5) Tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và tăng cường hoạt động đối ngoại (6) Chủ động thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thành viên Hội LHPN VN.
5 nhóm giải pháp tập trung: (1) Nâng cao năng lực đội ngũ Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam và Ban Chấp hành các Hội Nữ trí thức thành viên, Chi hội (2) Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động (3) Phát huy vai trò và nội lực của hội viên (4) Tăng cường khai thác, vận động nguồn lực (5) Mở rộng các hoạt động liên kết, phối hợp trong mọi hoạt động.
2. Xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành khóa III, phân công nhiệm vụ Thường trực; Kiện toàn 7 Ban chuyên môn trực thuộc gồm: (1) Ban Thông tin, Truyền thông (2) Ban đào tạo, nâng cao năng lực cho nữ trí thức (3) Ban Quan hệ Quốc tế (4) Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (5) Ban Kế hoạch tài chính và Vận động nguồn lực (6) Ban Khoa học xã hội và nhân văn (7) Ban Khoa học và Công nghệ.
3. Bổ nhiệm Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban chuyên môn gồm: (1) PGS.TS Lê Thị Thúy- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban KH&CN (2) BS Đỗ Thị Vân- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (3) PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kế hoạch tài chính và vận động nguồn lực (4) GS.TS Đặng Thị Kim Chi- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đào tạo và nâng cao năng lực cho nữ trí thức (5) TS. ĐS Luận Thùy Dương- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Quan hệ quốc tế (6) PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Khoa học xã hội nhân văn (7) TS. Doãn Thị Thuận- Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Thông tin, truyền thông (8) CN. Nguyễn Thị Dự- Ủy viên Ban Chấp hành, Chánh Văn phòng.
4. Thành lập Hội Đồng Khoa học và Hội đồng Thi đua khen thưởng của Hội Nữ trí thức Việt Nam gồm: Thường trực, một số trưởng Ban liên quan, Tổng thư ký tham gia Thư ký Hội đồng khoa học, Chánh Văn phòng tham gia Thư ký Hội đồng Thi đua khen thưởng.
5. Hoàn thiện Quy định công tác thi đua khen thưởng và Quy chế chi tiêu nội bộ nhiệm kỳ 2021- 2026.
6. Xây dựng kế hoạch toàn khóa nhiệm kỳ 2021- 2026 và kế hoạch hoạt động năm 2022.
7. Tham dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 gồm 6 người. Trong đó Chủ tịch là đại biểu đương nhiên, 05 đại biểu bầu gồm 03 Phó Chủ tịch, 02 ủy viên Ban Thường vụ đại diện 01 Hội thành viên và 01 Chi hội. Đoàn đại biểu của Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tham gia đầy đủ, nội dung, chương trình của Đại hội.
Thay mặt Đoàn và nữ trí thức cả nước, Chủ tịch Hội- GS.TS Lê Thị Hợp mong muốn: Đại hội lần này sẽ có nhiều đổi mới tích cực, ứng dụng được những tiến bộ của công nghệ, cách mạng 4.0 vào công việc, nâng cao vai trò của phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng khó khăn. Mong rằng sẽ có các chương trình, dự án thiết thực giúp cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. GS.TS Lê Thị Hợp cho biết, thời gian tới, Hội Nữ trí thức Việt Nam sẽ tiếp tục tập hợp đoàn kết NTT, phát huy sức mạnh trí tuệ của phụ nữ Việt Nam trong và ngoài nước, khơi dậy khát vọng cống hiến của nữ trí thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vai trò là tổ chức thành viên của Hội LHPNVN, Hội NTTVN sẽ luôn tích cực, chủ động hưởng ứng và cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam trong hoạt động thường xuyên của Hội. Đồng thời, mong muốn sẽ được Hội LHPNVN tin tưởng giao cho Hội những mảng việc liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ; trang bị kỹ năng xây dựng, lập kế hoạch cho phụ nữ ở các địa phương (trích nội dung phỏng vấn của Báo Phụ nữ Việt Nam, trước thềm Đại hội).
8. Tích cực vận động thành lập các Hội, Chi hội, Câu lạc bộ Nữ trí thức nhằm phát triển tổ chức và hội viên: Vận động thành lập Câu lạc bộ Nữ trí thức thành phố Cần Thơ gồm 29 hội viên. Các Hội thành viên, Chi hội tích cực phát triển hội viên tăng cường sức mạnh cho Hội.
9. Lãnh đạo Hội thăm, chúc tết và nắm tình hình hoạt động của Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp, Tạp chí Phụ nữ mới, động viên các đơn vị khắc phục khó khăn, tìm giải pháp duy trì hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, tích cực tham gia và hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của Hội Nữ trí thức Việt Nam.
10. Hoạt động đối ngoại được duy trì thường xuyên:
- Giới thiệu 04 ứng viên gồm: GS.TS. Lê Minh Thắng, Chi hội Nữ trí thức Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Minh Tân, Chi hội COSTAS, ThS. Văn Đinh Vỹ Phương và Phan Thị Hương, Hội Nữ trí thức Đồng Nai để đưa vào cuốn sách về các nữ kỹ sư tiêu biểu khu vực Châu Á do Hiệp hội các Hội Giáo dục Kỹ thuật Quốc tế và Hội đồng Hiệu trưởng các trường đào tạo Kỹ sư Toàn cầu chuẩn bị xuất bản (theo lời mời của nguyên Phó Chủ tịch INWES, bà Marlene Kanga).
- Cử GS.TS. Lê Minh Thắng tham dự và có bài tham luận tại Hội thảo online tổ chức ngày 02/4/2022 trao đổi về thực trạng, rào cản và cơ hội để các nước có cơ hội công bằng trong đổi mới và nghiên cứu STEM, trong khuôn khổ dự án “ Định hình lại văn hoá nghiên cứu” do INWES và Đại học Warwick phối hợp thực hiện từ 01/2/2022 đến 31/7/2022.
- ThS. Lê Thị Khánh Vân, Ủy viên thường vụ, Giám đốc Trung tâm COSTAS và một số hội viên Chi hội ĐH BK Hà Nội tham dự Hội nghị khu vực Châu Á-TBD online với chủ đề “Phụ nữ- đổi mới, sáng tạo vì một thế giới tốt đẹp hơn” do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO tổ chức trong quý II/2022.
11. Tổ chức các hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022- 2027 và tiếp tục hưởng ứng chương trình “Nữ trí thức đồng hành cùng xã hội”:
- Phát động quyên góp ủng hộ hoạt động Hội và trồng cây tại Đền thờ Hai Bà Trưng với tổng kinh phí đóng góp về Hội Nữ trí thức Việt Nam là trên 100 triệu đồng (trong đó, tập thể đóng góp nhiều nhất là Chi hội Học viện Nông nghiệp Việt Nam ủng hộ gần 50 triệu đồng, cá nhân đóng góp nhiều nhất là Chủ tịch Hội 3 triệu đồng).
Lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam bàn giao trên 100 chậu hoa cho Trưởng Ban quản lý Đền và đại biện UBND huyện Mê Linh |
- Tổ chức hoạt động cung tiến Đền thờ Hai Bà Trưng gồm: (1) Trên 100 chậu hoa (mẫu đơn, hoa giấy thái nhiều mầu và hoa hồng lộc) (2) cung tiến 03 máy phun xịt cao áp Bosch 1500W vụ việc phun xịt xử lý rêu bám trên diện tích 16.000 m2 sân, đường đi lại trong khuôn viên Đền, nhằm chống trơn, trượt phục vụ du khách thập phương về thăm viếng, dâng hương Hai Bà và tạo cảnh quan khang trang sạch đẹp cho Đền thờ Hai Bà Trưng.
Đây là hoạt động hưởng ứng trồng cây xanh “Phụ nữ vụ trồng tương lai- vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” do Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam phát động và cũng là hoạt động thực hiện triển khai đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025” của Chính phủ.
Tổng kinh phí trồng cây và mua máy trên 100 triệu đồng do một số ủy viên Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam và hội viên một số Chi hội tham gia đóng góp (riêng Chi hội Nữ trí thức Học viện Nông nghiệp Việt Nam cung tiến 03 chậu cây hoa mẫu đơn và 02 chậu cây hoa giấy trị giá 50 triệu đồng).
- Ngoài ra, Hội Nữ trí thức Việt Nam còn phát động hội viên hướng ứng “Tuần lễ áo dài” góp phần giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam và nhắn tin ủng hộ thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.
- Khảo sát, nắm bắt thực trạng và nhu cầu của phụ nữ xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La- Đơn vị Hội được Hội LHPN Việt Nam giao đồng hành, xây dựng kế hoạch và vận động nguồn lực chuẩn bị cho hoạt động đồng hành năm 2022.
12. Các Hội nữ trí thức thành viên, Chi hội trực thuộc đã tích cực vận động phát triển hội viên; khuyến khích hội viên tham gia các hoạt động KHCN như: Hội thi, Giải thưởng, Tôn vinh...; Tham gia nghiên cứu khoa học, tuyên truyền và phổ biến kiến thức; Tổ chức sinh hoạt chuyên đề; tích cực tham gia ủng hộ hoạt động Hội; Tuân thủ quy định phòng chống Covid-19, ủng hộ quỹ phòng chống Covid 19 và ủng hộ cơ sở, vật chất tham gia phòng chống dịch tại địa phương, đơn vị. Hội Nữ trí thức Hà Nội nhắn tin ủng hộ gửi về Hội Nữ trí thức Việt Nam 1 triệu đồng.
B. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2022
1. Triển khai học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ (2021- 2026).
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động toàn khóa, xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chấp hành khóa III. Phân công nhiệm vụ Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; hoàn thiện thể chế hoạt động của Hội nữ trí thức Việt Nam nhiệm kỳ (2021- 2026).
3. Rà soát, xây dựng hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nữ trí thức Việt Nam.
4. Tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ nhất, Ban Chấp hành lần thứ hai thông qua Quy chế hoạt động và kế hoạch toàn khóa nhiệm kỳ (2021- 2026).
5. Phối hợp tổ chức hoạt động giao lưu học sinh, sinh viên và trao tặng học bổng cho nữ sinh một số trường Đại học.
6. Nghiên cứu, xây dựng Đề án và ra mắt Trung tâm phát triển khoa học, công nghệ trực thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam, nâng tổng số đơn vị trực thuộc lên 4 đơn vị.
7. Tổ chức triển khai, thực hiện các đề tài, dự án và các nhiệm vụ khoa học được phân công đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Tổ chức ít nhất 02 Hội thảo chuyên đề về khoa học & Công nghệ, Khoa học xã hội.
8. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tập huấn công tác đối ngoại nhân dân, tham dự Hội nghị Mạng lưới các Nhà khoa học nữ khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APNN 2022) tại Penang, Malaysia. Tham dự Hội thảo online thứ 2 sẽ được tổ chức trước cuối tháng 7/2022 về những thay đổi trong chính sách STEM của các nước trong khu vực trong 20 năm qua.
9. Tổ chức các hoạt động với vai trò là Hội thành viên của Hội LHPN Việt Nam: Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương và các nhiệm vụ khác theo phân công.
10. Tiếp tục chương trình “Nữ trí thức đồng hành cùng xã hội”, với những hoạt động thiết thực, hiệu quả.
11. Đẩy mạnh phát triển tổ chức và hội viên, ra mắt Chi hội Nữ trí thức thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Tích cực khai thác nguồn lực phục vụ hoạt động Hội.
12. Chỉ đạo các Hội, Chi hội tổ chức Đại hội hết nhiệm kỳ. Thực hiện công tác kiểm tra và tổng kết hoạt động Hội năm 2022.
Hội Nữ trí thức Đồng Nai, nơi tập hợp, phát triển chi hội và bồi dưỡng tài năng trẻ
Hội NTT Đồng Nai phát huy khả năng của nữ tri thức, tạo điều kiện để chị em chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn lẫn cuộc sống.