Những sự kiện khám phá vũ trụ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020

Năm nay chúng ta sẽ được chứng kiến những sự kiện, những cột mốc mới nào trong việc khám phá vũ trụ 2020?

1. Tháng 2: Tàu quỹ đạo Mặt Trời

Được lựa chọn trở thành sứ mệnh tầm trung đầu tiên của chương trình Cosmic Vision (Tầm nhìn Vũ trụ ) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), tàu quỹ đạo Mặt Trời (Sun Orbiter) sẽ nghiên cứu ngôi sao gần chúng ta ở khoảng cách gần.

Còn tàu sẽ khám phá nguồn gốc gió mặt trời, tìm hiểu cách Mặt Trời tạo ra và kiểm soát nhật quyển (heliosphere) – một vùng không gian giống như “bong bóng” bao quanh Mặt Trời, vươn xa tới bên ngoài Vành đai Kuiper.

Tàu quỹ đạo Mặt Trời cũng sẽ quan sát các cực của Mặt Trời rõ ràng hơn bao giờ hết – điều thật sự rất khó đạt được thông qua quan sát trên Trái Đất.

Vào thời gian bài viết này ra đời (cuối năm 2019), con tàu đang trải qua những bài kiểm tra cuối cùng và công việc chuẩn bị phóng đã diễn ra từ tháng tháng 11 ở Mũi Canaveral.

Những sự kiện khám phá vũ trụ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020

2. Tháng 5: Chuyến bay đầu tiên có phi hành gia của khoang tàu Dragon 2 (SpaceX)

Phi thuyền Dragon 2 được phóng bằng tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, đây sẽ là chuyến bay lên quỹ đạo thứ ba của phi thuyền vũ trụ này, nhưng là lần đầu tiên chở theo con người, gồm có chỉ huy vận chuyển Michael Hopkins, phi công Victor Glover và chuyên gia sứ mệnh Soichi Noguchi.

Điểm đến của con tàu là Trạm không gian quốc tế (ISS). Dragon 2 sẽ đỗ lại ở ISS trong sáu tháng sau khi vận chuyển các phi hành gia đến ngôi nhà mới của họ.

Phi thuyền Dragon 2 có khả năng chở tối đa 7 phi hành gia và sẽ tiếp tục đưa các phi hành đoàn khác đến ISS như là một phần của chương trình Commercial Crew (Tạm dịch: Phi hành đoàn thương mại)

Những sự kiện khám phá vũ trụ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020

3. Tháng 7: OSIRIS-REx lấy mẫu vật

Tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA thực hiện chuyến hành trình đến tiểu hành tinh chứa đầy carbon mang tên 101955 Bennu và đã đến đích vào tháng 12 năm 2018.

Kể từ đó, OSIRIS REx bắt đầu nghiên cứu về tiểu hành tinh gần Trái Đất này, đồng thời cố gắng xác định những vị trí thích hợp để thu thập mẫu vật mang về Trái Đất.

Trong quá trình thu thập, OSIRIS REx sẽ dần dần hạ xuống gần bề mặt của tiểu hành tinh cho đến khi thiết bị thu thập mẫu vật TAGSAM chạm vào bề mặt của thiên thể này. Tiếp sau đó, một luồng khí nitơ sẽ phụt ra, giúp đẩy hạt bay vào thiết bị thu thập mẫu vật nằm ở cuối cánh tay robot.

Những sự kiện khám phá vũ trụ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020

4. Ngày 17/7 đến 5/8: Sao Hỏa 2020

Xe tự hành (rover) tiếp theo của NASA sẽ được phóng đi từ Mũi Canaveral với đích đến là Jezero – một miệng hố có lẽ đã từng ngập nước trên Sao Hỏa.

Thiết kế của xe tự hành này dựa trên Curiosity – tên chiếc xe tự hành hoạt động trên Sao Hỏa từ năm 2012.

Nhiệm vụ của xe tự hành này là xem xét liệu trong quá khứ Sao Hỏa có thể ở được hay không và tìm kiếm các dấu hiệu sinh học của vi sinh vật trên Sao Hỏa.

Xe tự hành mới cũng sẽ thu thập các mẫu đất và đá trên bề mặt Sao Hỏa. Những vật mẫu này có khả năng sẽ được mang trở lại Trái Đất cho mục đích nghiên cứu trong tương lai.

Đây cũng là một bước chuẩn bị cho nỗ lực khai phá tiếp theo của con người trên Hành tinh Đỏ.

5. Ngày 23/7 đến ngày 5/8: HX-1

Sau tai nạn đáng tiếc của Yinghua 1 – tàu thăm dò Sao Hỏa đầu tiên của Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA), quốc gia này bắt đầu phát triển một thiết kế kết hợp giữa xe tự hành và tàu quỹ đạo Sao Hỏa, hiện được biết đến là HX-1.

Con tàu này dự kiến sẽ được phóng bằng hệ thống bệ phóng hạng nặng của Trung Quốc – Trường Chinh 5 (Long March 5). Tàu quỹ đạo và xe tự hành sẽ cùng phối hợp để lập bản đồ bề mặt Sao Hỏa, nghiên cứu địa hình, thành phần vật chất, bầu khí quyển và các tính chất khác của Sao Hỏa.

Giống như hầu hết sứ mệnh gửi tới hành tinh láng giềng của chúng ta trong thời gian gần đây, HX-1 cũng sẽ tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên Sao Hỏa. Nhiệm vụ này là một hành động nhằm chứng tỏ nền khoa học công nghệ của Trung Quốc đủ sức thực hiện nhiệm vụ thu thập mẫu vật trong tương lai

6. Ngày 25/7: Xe tự hành ExoMars Rosalind Franklin

ExoMars (viết tắt của Exobiology on Mars) là một chương trình hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Roscosmos của Nga. Chương trình này đã chứng kiến tàu quỹ đạo Trace Gas rời khỏi Trái Đất và bắt đầu chuyển động trên quỹ đạo quanh Sao Hỏa từ năm 2016.

Thực chất nhiệm vụ chính của tàu Trace Gas giống như là một trạm thu phát sóng cho người xe tự hành Rosalind Franklin – sẽ được phóng đi vào năm sau.

Tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa là trọng tâm của chương trình ExoMars. Địa điểm hạ cánh của xe tự hành Rosalind Franklin là Oxia Planum – một trong những khu vực lớn nhất chứa đá mang đất sét trên Sao Hỏa.

Xe tự hành này có một mũi khoan có thể xuyên qua 2 mét bề mặt của Sao Hỏa để lấy mẫu phân tích. Tuy nhiên Rosalind Franklin sẽ không trực tiếp phân tích các mẫu vật này, mà thay vào đó tàu đổ bộ Kazachok sẽ đảm nhận.

Những sự kiện khám phá vũ trụ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020

7. Tháng 7: Hope Mars

Hope Mars, hay còn được gọi là Emirates Mars Mission, là nhiệm vụ nghiên cứu Sao Hỏa đầu tiên của một quốc gia Hồi giáo.

Mục đích của nó là mở rộng sự hiểu hiểu về bầu khí quyển Sao Hỏa biết của con người, nghiên cứu khí hậu, sự tuần hoàn các mùa cũng như là so sánh thời tiết giữa các khu vực khác nhau của Sao Hỏa, đồng thời nghiên cứu sâu hơn các sự kiện như bão bụi.

Dữ liệu này sẽ cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Sao Hỏa và sự thất thoát khí hydro và oxy của hành tinh này vào không gian.

Dự kiến Hope sẽ đến Sao Hỏa vào dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE).

  Tàu Hope Mars của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Ảnh: Space Watch   

Tàu Hope Mars của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Ảnh: Space Watch

 

8. Tháng 11:Artemis 1

NASA và ESA đang chuẩn bị sẵn sàng cho sứ mệnh tàu vũ trụ có người lái tới Mặt Trăng mang tên Artemis 1. Đây sẽ là một cuộc thử nghiệm Phương tiện Phi hành đoàn đa năng OrionHệ thống Phóng Vũ trụ (SLS).

Phiên bản Block 1 của tên loại tên lửa hạng nặng này (SLS) sẽ đưa khoang tàu không người lái Orion lên Mặt Trăng không sớm hơn tháng 11 năm 2020, tuy nhiên cũng có thể muộn hơn dự định tùy thuộc vào quy trình kiểm tra diễn ra như thế nào trong thời gian tới.

Orion sau đó sẽ có khoảng 3 tuần ngoài không gia, bao gồm 6 ngày quay chuyển động nghịch hành quanh vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Nếu như mọi việc đều thuận lợi thì Artemis 2 dự kiến sẽ xuất phát vào khoảng giữa năm 2022 và 2023.

Những sự kiện khám phá vũ trụ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020

9. Tháng 12: Hayabusa 2 mang mẫu vật trở về Trái Đất

Hayabusa 2 – tàu thu thập mẫu vật thứ hai của Cơ quan Thám hiểm Không gian vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã đến tiểu hành tinh 162173 Ryugu vào năm ngoái.

Con tàu đã nghiên cứu chi tiết vật thể gần Trái Đất này, triển khai xe tự hành nghiên cứu bề hành tinh, và tìm được vị trí thuận lợi để lấy mẫu vật.

Hayabusa 2 đã lấy hai mẫu vật, lần đầu tiên là vào ngày 21 tháng 3, lần thứ hai vào ngày 11 tháng 7 năm 2019 và lưu trữ chúng trong các khoang chứa cách biệt để mang về Trái Đất.

Khi mà Hayabusa 2 bay ngang qua Trái Đất vào tháng 12 năm 2020, nó sẽ thả khoang chứa mẫu vật ra. Nếu mọi việc đều thuận lợi thì khoang tàu này sẽ hạ cánh an toàn ở Khu vực thử nghiệm Woomera của Úc.

  Tàu Hayabusa 2 của Nhật Bản. Ảnh: Universe Today   

Tàu Hayabusa 2 của Nhật Bản. Ảnh: Universe Today

 

Theo Hội Thiên văn (HAS)

MỘC MIÊN [t/h]

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương