Nói tới chuyện về nước cống hiến, một Quán quân Olympia từng chia sẻ: "Nghĩ chúng tôi sợ về là coi thường chúng tôi quá"

Nếu về mà trái ngành nghề, làm việc không có lợi cho cộng đồng, về để "vinh thân phì gia", mặc kệ cộng đồng thì thà đừng về.

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia hiện đã trải qua 24 mùa và vẫn giữ được sức nóng, sự quan tâm của khán giả. Song song đó, có một vấn đề mà năm nào, cộng đồng mạng cũng tranh cãi kịch liệt, đó là việc các Quán quân Olympia trở về nước cống hiến.

Hiện tại, đa phần các Quán quân Olympia sau khi giành học bổng đều đi du học tại Úc và ở lại đất nước này sinh sống, làm việc. Chỉ một số ít quay về nước, hoặc lựa chọn không đi du học như Quán quân năm 2019 Trần Thế Trung.

Gần đây nhất, Quán quân trở về nước cống hiến là Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2009 Hồ Ngọc Hân. Từ 1/10/2022, anh chính thức công tác tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, phụ trách phòng thí nghiệm sinh học phân tử. Lĩnh vực nghiên cứu của cựu Quán quân Đường lên đỉnh Olympia gồm: Sinh học phân tử, DNA tái tổ hợp, virus.

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2009
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2009

Có nhiều người thể hiện sự đồng tình, nhưng cũng không ít người phản đối gay gắt cụm từ trên và cho rằng đó là suy nghĩ hẹp hòi. Theo những ý kiến phản đối, các Quán quân Đường lên đỉnh Olympia là học sinh giỏi nhưng cũng chưa phải là những tài năng ghê gớm. Tuy nhiên, họ có tiềm năng trở thành người tài. Với tình trạng của đất nước hiện nay, chuyện nhiều người đi du học rồi ở lại nước ngoài là điều khó cưỡng lại.

Nói về chuyện quay trở về đất nước cống hiến, theo thông tin từ Zing.vn, Quán quân Olympia năm thứ 5 từng khẳng định khi đi du học, ai cũng muốn quay về nước. Tuy nhiên, nếu quay trở về mà mục đích sử dụng khác với những gì được đào tạo thì những người như anh sẽ không còn là nhân lực chất lượng cao.

Quán quân Olympia Đỗ Lâm Hoàng đứng ngoài cùng, bên trái
Quán quân Olympia Đỗ Lâm Hoàng đứng ngoài cùng, bên trái

Nếu về mà trái ngành nghề, làm việc không có lợi cho cộng đồng, về để "vinh thân phì gia", mặc kệ cộng đồng thì thà đừng về. Nếu trở về mà không làm cho đất nước tốt hơn, không đóng góp được những gì tốt hơn thực tế, thì không nên trở về mà cứ ở nước ngoài học hỏi, tích lũy cho mình được cả cả kinh tế, tài chính, kiến thức, kỹ thuật.

"Đừng nghĩ chúng tôi sợ về, vì như thế coi thường chúng tôi quá. Lúc này, tôi thấy việc ở lại đang tốt cho chúng tôi và cho đất nước", Quán quân này cho hay.

Tổng hợp

Thanh Hương

Trận chung kết Olympia kỳ lạ nhất trong lịch sử

Trận chung kết Olympia kỳ lạ nhất trong lịch sử

Sau bao nhiêu năm, trận chung kết này vẫn được xem là đặc biệt nhất đối với khán giả.