Nữ giảng viên tiếng Nhật hot nhất thời điểm hiện tại: Không chỉ sở hữu profile khủng, mà còn siêu xinh!

Đúng là cô giáo "vạn người mê"!

Được chia sẻ nhiều nhất trên MXH hai ngày gần đây phải kể đến những hình ảnh một nữ giảng viên đến từ Hà Nội. Sở hữu nhan sắc xinh xắn nổi bật, nữ giảng viên này khiến nhiều người phải đùa nhau: Ước gì được đi học lại.

Được biết, nữ giảng viên đang được netizen truy lùng này có tên là Đinh Sao Mai (sinh năm 1998, Hà Nội). Cô hiện là giảng viên của Khoa tiếng Nhật (bộ môn Thực hành tiếng) của trường Đại học Hà Nội.

Nhan sắc
Nhan sắc "gây bão" của cô Đinh Sao Mai - giảng viên tiếng Nhật tại Đại học Hà Nội
Nhìn bức ảnh này không ai nghĩ cô Mai là người Việt
Nhìn bức ảnh này không ai nghĩ cô Mai là người Việt

Khi biết được sự quan tâm của nhiều người, cô Mai rất bất ngờ: "Mình không nghĩ lại được quan tâm tới vậy. Từ sáng đến giờ, mình đã được người thân, đồng nghiệp và cả các em sinh viên gửi cho một vài bài viết về bản thân".

Dù cảm thấy vui khi nhận được sự yêu mến của cộng đồng mạng, song cô Sao Mai cho biết mình cũng gặp phải một số rắc rối không đáng có. Chẳng hạn như một vài netizen khiếm nhã đã để lại những bình luận nhạy cảm, tiêu cực dưới hình ảnh của cô hay thậm chí còn có người nhắn tin, gọi điện làm phiền tới cô và gia đình.

Khi biết được sự quan tâm của nhiều người, cô Mai rất bất ngờ
Khi biết được sự quan tâm của nhiều người, cô Mai rất bất ngờ

Gác lại câu chuyện đó sang một bên, không chỉ xinh đẹp đâu, mà profile của cô Mai cũng cực kỳ xịn xò đấy. Theo đó, cô tốt nghiệp ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản) vào năm 2022. Đây là ngôi trường Đại học đào tạo ra rất nhiều chính trị gia, người nổi tiếng của Nhật Bản (trong đó có 7 cựu thủ tướng và thủ tướng đương nhiệm Kishida Fumio).

Về ngoại ngữ, cô Mai đã có bằng JLPT N1 tiếng Nhật và TOEIC 915 tiếng Anh. Cho những ai chưa biết, JLPT N1 là cấp độ khó nhất trong 5 cấp độ của bài kiểm tra năng lực tiếng Nhật này. Còn TOEIC 915 thì gần như chạm mốc tuyệt đối (TOEIC 990) của bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế dành cho người đi làm không phải là người sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ.

Cô Mai tốt nghiệp Đại học Waseda 
Cô Mai tốt nghiệp Đại học Waseda 

Trước khi bén duyên với nghề cầm phấn, cô Sao Mai từng có cơ hội làm MC, phiên dịch tiếng Nhật cho một số sự kiện mà khách mời hoặc diễn giả là người Nhật, tham gia tổ chức một số sự kiện liên quan tới đất nước, văn hoá và con người Nhật Bản. Dù thu nhập cho những công việc này khá ổn định, nhưng bản thân cô lại muốn theo đuổi công việc liên quan đến giáo dục, một phần là vì truyền thống của gia đình:

"Mình từng có cơ hội được đi Nhật Bản vào kì nghỉ hè năm lớp 3 để thăm mẹ. Khi đó mẹ mình đang giảng dạy tại Khoa tiếng Việt trường Đại học Ngoại ngữ Osaka. Nhìn công việc của mẹ, mình cảm thấy rất trân trọng.

Ngoài ra, vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, những trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, cơ hội giao lưu với những người Nhật thân thiện, càng thôi thúc mình có suy nghĩ phải đến Nhật Bản để học tập", cô Mai kể lại.

Đúng như mong mỏi, cuối cùng cô đã đỗ vào trường Đại học Waseda. Nhớ lại khoảng thời gian đầu du học, nữ giảng viên cảm thấy rất lo lắng vì bản thân thuộc tuýp người hướng nội, không quá cởi mở khi bắt đầu ở một môi trường mới. Tuy nhiên, quá trình du học đã giúp cô Mai thay đổi rất nhiều. 

Nữ giảng viên hồi tưởng: "Ở một nơi không có người thân, văn hoá và ngôn ngữ cũng khác, mình đã học được rằng không có cánh cửa nào mở ra nếu bản thân không chủ động tiến tới. Suốt 4 năm tại Đại học Waseda, mình có những người bạn Nhật Bản thân thiết để đồng hành, chia sẻ, vậy nên mình cảm thấy may mắn vì cuộc sống du học của mình đầy ắp những kỉ niệm vui".

Là một giảng viên song với tuổi đời còn khá trẻ, ngoại hình trẻ trung, những ngày đầu đi dạy và cả đến bây giờ không hiếm lần cô bị mọi người, thậm chí có cả các bạn sinh viên nhầm là... sinh viên.

Hình ảnh  nữ giảng viên làm việc tại HANU
Hình ảnh  nữ giảng viên làm việc tại HANU

Ở một diễn biến khác, tuy khoảng thời gian công tác tại HANU dù không quá dài, nhưng đã để trong lòng cô Mai rất nhiều những kỉ niệm. Trong đó, nữ giảng viên nhớ nhất khi nhận được tình cảm từ các bạn sinh viên: "Mình đã nhận được những bức thư tay vô cùng cảm động từ sinh viên những lớp mình giảng dạy cùng với hoa và thậm chí cả gấu bông. Mình luôn trân trọng những tình cảm đó và có lẽ đây cũng là động lực để mình gắn bó với nghề".

Hiện, cô Mai đang học Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Nhật tại trường Đại học Hà Nội. Vừa học vừa làm, đôi khi khiến nữ giảng viên cảm thấy áp lực. Song, may mắn thay là cô luôn được Khoa và Nhà trường tạo điều kiện, sắp xếp giờ dạy hợp lí để có thể vừa học vừa làm song song, hướng tới hoàn thành chương trình Thạc sĩ. 

"Mình rất mong sớm bảo vệ luận văn Thạc sĩ để cống hiến hơn nữa cho Khoa tiếng Nhật cũng như trường Đại học Hà Nội", cô nói.

Cô Mai thường bị lầm tưởng là học sinh
Cô Mai thường bị lầm tưởng là học sinh

Trong tương lai, mục tiêu của cô Mai là bảo vệ luận văn thạc sĩ, tiếp tục hợp tác nghiên cứu với các đối tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, cô cũng mong muốn phát triển nền tảng dạy tiếng Nhật trên mạng xã hội để giúp đỡ các bạn trẻ có mong muốn theo đuổi tiếng Nhật.

"Tiếng Nhật rất thú vị và bản thân mình rất muốn lan tỏa niềm yêu thích ngôn ngữ này đến gần hơn với các bạn trẻ. Vậy nên, mình muốn tạo dựng một nền tảng, một môi trường tốt để mọi người có thể cùng nhau học và chinh phục tiếng Nhật", cô Sao Mai chia sẻ.

Ảnh: NVCC

Đông - Design: Minh Trang

Chân dung nữ giảng viên là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2023

Chân dung nữ giảng viên là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2023

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm là một trong những gương mặt trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư.