Ông lão ngang nhiên mua mì bằng "tiền vẽ", chủ quán không đuổi đi mà chấp nhận bị "lừa" suốt 9 năm

Trên con phố nhỏ ở Ôn Châu, Chiết Giang (Trung Quốc) có một cửa tiệm tên Quán mì tươi Phàn Sơn của chàng trai trẻ tên Lý Quốc Sắc.

Lý thừa kế tiệm mì của cha, tuy cửa hàng không lớn nhưng anh đã thành công chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng nhờ tính cách lương thiện và tốt bụng. Ai đến ăn, cho dù hôm nay thiếu tiền, hôm sau cũng thanh toán đủ, Lý cũng rất dễ tính với chuyện này.

Tuy nhiên, Quán mì tươi Phàn Sơn có một ngoại lệ, người này chính là ông Trịnh. Không phải ăn chùa uống chực, mà ông lúc nào cũng thanh toán đầy đủ, chỉ là tờ tiền ông đưa cho Lý lại là tiền giả mà thôi. Tiền giả, hay nói chính xác là những tờ giấy được vẽ thành tờ tiền.

Ông lão ngang nhiên mua mì bằng
Ông Trịnh đến tiệm của Lý mua mì
Ông Trịnh đến tiệm của Lý mua mì

Ông Trịnh có một số cây bút màu nước chuyên dùng để vẽ ở nhà, và đã dùng chúng để vẽ những tờ tiền NDT với nhiều mệnh giá khác nhau. Hành vi “thanh toán tiền giả” này chắc chắn sẽ bị từ chối ở những cửa tiệm khác, thậm chí còn báo cảnh sát. Nhưng Lý thì lại khác, không những nhận tiền, anh còn cho ông Trịnh nhiều mì hơn bình thường.

Những người xung quanh đều thấy khó hiểu. Ông Trịnh rõ ràng không một xu dính túi, nhưng ngày nào cũng đến ăn, chẳng phải khiến việc kinh doanh của Lý ngày càng khó khăn sao? Mọi người đều cho rằng lương thiện cũng phải có giới hạn, không thể để người khác lợi dụng.

Trước những lời nói ra nói vào, Lý lên tiếng, ông Trịnh không phải là kiểu người chuyên đi lợi dụng lòng tốt của thiên hạ, mà mặc dù nghèo, ông vẫn biết cảm kích và sống lương thiện.

Ông Trịnh và Lý vốn đến từ hai thế giới khác nhau và không có lấy một điểm giao nhau. Một ngày nọ, ông Trịnh đến quán Lý mua mì và trả bằng tờ tiền tự vẽ. Lý nhìn tờ tiền không có giá trị thực tế mà dở khóc dở cười.

Vợ chồng Lý
Vợ chồng Lý

Nhưng khi nhìn lại người đàn ông lớn tuổi trước mắt, Lý không đành lòng mà chuẩn bị mì bán cho ông, nhận lấy tờ tiền vẽ xem như đã thanh toán. Tưởng rằng “giao dịch” như vậy chỉ diễn ra một lần nhưng điều không ngờ đã kéo dài suốt 9 năm.

Theo lời của Lý, anh và ông Trịnh đã phát triển một mối quan hệ tình cảm đặc biệt. Hai người gần như chẳng nói với nhau câu nào, khách đến mua thì bán, thanh toán xong thì đi. Nếu ông Trịnh không xuất hiện trong một hoặc hai ngày, Lý sẽ lo lắng.

Suốt 9 năm này, ông Trịnh hầu như ngày nào cũng đến quầy hàng của Lý để “lừa” anh với những tờ tiền vẽ. Vợ chồng Lý cũng chưa bao giờ vạch trần sự dối lừa này. Ông Trịnh chỉ “mua” mì mỗi lần đến quán và không bao giờ tham lam nhiều hơn. Nếu phát hiện trong túi mà vợ chồng Lý bí mật cho vào có dưa chua, tương ớt và những thứ khác, ông đều im lặng lấy ra và lặng lẽ đặt lại lên quầy.

Đôi khi, Lý sẽ giấu những món đồ khác ở dưới đáy túi, ông Trịnh không tìm thấy ngay, nhưng sau khi phát hiện ra, ông chắc chắn sẽ gửi lại những món đồ đó. Dù thế nào đi chăng nữa, ông vẫn luôn sống theo nguyên tắc của mình và không bao giờ nhận những “món quà” bất thường này.

Mỗi khi quán đông khách, ông Trịnh luôn đứng đợi sang một bên, cho đến khi bớt khách thì mới qua. Ông không bao giờ muốn gây phiền phức cho Lý. Thỉnh thoảng, ông Trịnh cũng đưa những tờ tiền thật mà bản thân kiếm được nhưng Lý gần như không bao giờ nhận.

Ông lão ngang nhiên mua mì bằng
Những tờ tiền vẽ được Lý giữ gìn cẩn thận
Những tờ tiền vẽ được Lý giữ gìn cẩn thận

Lý bảo quản cẩn thận tất cả những tờ tiền do ông Trịnh vẽ, thời gian rảnh anh đều lấy ra quan sát những chi tiết thú vị được vẽ trên đó.

Trong mối liên kết âm thầm này, “kẻ nói dối” không tham lam và tuân thủ những nguyên tắc nhất định; trong khi “kẻ ngốc” lại sẵn lòng và không bao giờ vạch trần. Giữa họ đã hình thành một sự thấu hiểu ngầm, điều này khiến câu chuyện lừa dối và bị lừa dối này tràn đầy ấm áp.

Sau đó, Lý đã chỉnh sửa và đăng tải đoạn video trích xuất từ camera của cửa hàng lên mạng xã hội. Ban đầu anh chỉ muốn chia sẻ câu chuyện đáng yêu này với mọi người, đồng thời cũng muốn những người có khả năng giúp đỡ ông Trịnh. Tuy nhiên, anh không ngờ áp lực dư luận lại đến với mình nhiều đến vậy.

Nhiều người cho rằng ông Trịnh không thực sự ngu ngốc mà cố tình giả vờ để lợi dụng lòng tốt của vợ chồng Lý. Không ít người cho rằng Lý đã ngụy tạo câu chuyện giả để quảng cáo cho quán mì của mình.

Lý cảm thấy rất khó chịu khi xem các bình luận này, anh đã lên tiếng giải thích và vẫn tiếp tục làm như vậy với ông Trịnh như 9 năm qua. Cuối cùng câu chuyện này đã được lan truyền rộng rãi. Nhiều người đến viếng thăm và giúp đỡ ông Trịnh. Lý cảm thấy rất mừng khi biết được điều này.

Ông lão ngang nhiên mua mì bằng

Thế nhưng, ngày 7/1/2022, ông Trịnh không may gặp tai nạn giao thông, qua đời vào lúc 4 giờ sáng. Lý biết tin vô cùng bàng hoàng và đau buồn. 

Thế là tôi không còn nhận những tờ tiền đẹp đẽ của ông ấy nữa”, Lý chia sẻ với phóng viên.

Để gửi lời từ biệt đến ông Trịnh, Lý đã đăng một đoạn video lên mạng. Anh đốt từng tờ tiền thủ công đặc biệt đã tích lũy trong nhiều năm để tượng trưng cho lời chia tay với ông Trịnh. Ngọn lửa cháy ấm áp tựa như tình bạn giữa họ đã trở thành kỷ niệm vĩnh cửu.

Lý rơi nước mắt đau buồn, anh không cảm thấy mình đã giúp đỡ ông Trịnh được bao nhiêu mà ngược lại, chính ông Trịnh đã giúp anh cảm nhận nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Nguồn: Sohu

Trung Hạ

Nhóm 'bác sĩ Khoa' và chiêu trò vẽ những câu chuyện cảm động lấy tiền từ thiện

Nhóm "bác sĩ Khoa" và chiêu trò vẽ những câu chuyện cảm động lấy tiền từ thiện

Người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện.