Phát huy vai trò của đội ngũ Nữ trí thức trong xây dựng đất nước

Dưới đây là một số ý kiến đóng góp của TS Phạm Thị Mỵ - Phó Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam về Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định: “Xây dựng phát triển toàn diện phụ nữ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đặc biệt là nhân lực nữ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (trang 55, Văn kiện Đại hội XIII).

Để góp phần làm rõ nội dung trên, tôi có đôi điều trao đổi:

Đóng góp của nữ trí thức

Với lực lượng ngày càng đông đảo, nữ trí thức đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tính từ năm 1980 đến nay qua 26 đợt xét duyệt, đã có rất nhiều nữ trí thức được công nhận giáo sư, phó giáo sư. Hiện có 59 nữ giáo sư trên tổng 1.798 giáo sư của cả nước (chiếm 3,2%) và 2.039 nữ phó giáo sư trên tổng số 11.655 (chiếm 17,5% ). Nhiều Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Anh hùng lao động thời đổi mới, đặc biệt là những giám đốc điều hành (CEO) tài ba, mà tên tuổi doanh nghiệp của họ được ghi dấu trên bản đồ thế giới… là phụ nữ.

Phát huy vai trò của đội ngũ Nữ trí thức trong xây dựng đất nước

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nữ trí thức chiếm tỷ lệ áp đảo so với nam trí thức ở nhiều bậc học. Về trình độ chuyên môn, tỷ lệ nữ trí thức có học hàm, học vị cao ngày càng tăng và phổ quát trong đội ngũ nữ trí thức làm nghề giáo ở tất cả các cấp học, hệ đào tạo.

Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh tế nữ trí thức đã không ngừng học hỏi, vận dụng những kinh nghiệm của mình và đã có mặt ở hầu hết các thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… Đội ngũ nữ trí thức, nữ doanh nhân đã không ngừng trưởng thành, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Họ đã và đang khẳng định vai trò của mình trong cuộc chấn hưng kinh tế đất nước, đặc biệt, góp phần không nhỏ tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảm đảo an sinh xã hội… xứng đáng với tám chữ vàng của Nhà nước trao tặng phụ nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới: “Trung hậu - đảm đang - tài năng - anh hùng”.

Góp ý một số vấn đề cụ thể trong Dự thảo Văn kiện Đại hội:

- Về đánh giá ở trang 13 về “Hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch... được quan tâm đầu tư. Nhiều dự án xây dựng trường học, cơ sở vật chất ngành giáo dục, hạ tầng khoa học, công nghệ được tập trung đầu tư, trong đó có các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia”… Đề nghị bổ sung thêm hai giải thưởng Tạ Quang Bửu và Trần Đại Nghĩa.

Đối với nội dung: “…nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo có cơ chế khuyến khích sinh viên, học viên nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là thông qua quỹ phát triển khoa học và công nghệ”. (khổ 4 tại Điểm 3) (các đột phá chiến lược). Đề nghị thay bằng “…nhiều cơ sở giáo dục – đào tạo đã có cơ chế khuyến khích sinh viên, học viên bằng nguồn kinh phí từ quỹ đầu tư chung của nhà trường”.

- Về đánh giá hạn chế, yếu kém, cần cân nhắc điều chỉnh lại một số nội dung sau:

Về nguyên nhân: cần sắp xếp theo từng lĩnh vực như công tác xây dựng thể chế, công tác cán bộ, công tác thực thi, hoặc nêu nguyên nhân ứng với 10 đánh giá yếu kém…

- Đầu tư cho khoa học, công nghệ hiệu quả chưa cao: Đề nghị viết là “Đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa cao”.

Về Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030

Về nội dung “Quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản”: đề nghị chỉnh sửa là: “Nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức cho nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng”.

Về thuật ngữ “Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia” nên ghi là Phòng thi nghiệm trọng điểm cho từng lĩnh vực…

TS Phạm Thị Mỵ - Phó Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam
TS Phạm Thị Mỵ - Phó Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam

Để phát huy thực sự vai trò nữ trí thức trong thời gian tới

- Dù đã từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình song nữ trí thức Việt Nam vẫn có những rào cản, thách thức đáng kể. Đó là định kiến giới trong văn hóa truyền thống; khung chính sách, luật pháp về vai trò, vị thế của nữ trí thức trong sự phát triển bền vững; rào cản từ chính bản thân nữ trí thức và gia đình.

- Để đội ngũ nữ trí thức Việt Nam tiếp tục có cơ hội được học tập, nghiên cứu, nâng cao năng lực, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp cũng như sự nỗ lực của mỗi nữ trí thức nói riêng.

Xin được kiến nghị mấy vấn đề:

+ Đề nghị thực hiện bình đẳng thực sự trong việc tuổi tham gia quy hoạch đề bạt, bổ nhiệm của nữ trí thức nói riêng và phụ nữ nói chung.

+ Cần tăng cường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các cấp lãnh đạo, quản lý, nam trí thức về vai trò, vị thế của nữ trí thức trong phát triển bền vững hiện nay

+ Cần bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về vai trò, vị thế của nữ trí thức, trong đó tập trung khắc phục rào cản liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu; chính sách về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nữ trí thức.

+ Cần quán triệt sâu sắc và triển khai có hiệu quả nội dung đã được xác định trong Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ: “Nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đặc biệt là nhận thức của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về nữ trí thức.

+ Các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết cần phải được thể chế hóa thành các chính sách cụ thể, hợp lý để thu hút được sự tham gia của nữ trí thức nói riêng và phụ nữ nói chung.

+ Cần có chính sách để tăng đội ngũ nữ trí thức vùng miền núi, dân tộc để họ có thể tham gia trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TS Phạm Thị Mỵ - Phó Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam

Mong nhà nước đãi ngộ hợp lý, để không bị mất nguồn lực quý giá từ lực lượng nữ trí thức

Mong nhà nước đãi ngộ hợp lý, để không bị mất nguồn lực quý giá từ lực lượng nữ trí thức

Hiệp hội APFSV do tiến sĩ Nguyễn Đắc Như Mai làm chủ tịch, đã quen thuộc với các nhà khoa học nữ Việt Nam khi sang Pháp học tập và nghiên cứu.