Tháng 5 vừa qua, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Nhật Bản đã phê duyệt thuốc phá thai do công ty dược phẩm Linepharma International của Anh sản xuất. Tuy nhiên, bất kỳ ai sử dụng cũng cần phải có sự đồng ý của bạn đời. Các nhà vận động gọi đó là quy định gia trưởng và lỗi thời.
Ở Nhật Bản, một quốc gia hạn chế về bình đẳng giới, luôn chậm chạp trong các tiến trình phê duyệt những loại thuốc liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Các nhà vận động ở đây nói rằng nước này đã mất 30 năm để phê duyệt thuốc tránh thai, nhưng chỉ cần 6 tháng để phê duyệt thuốc Viagra cho nam giới. Thuốc tránh thai vẫn bị bó buộc với rất nhiều hạn chế, gây tốn kém và khó sử dụng.
Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua luật phá thai vào năm 1948 nhưng là một phần của Luật Bảo vệ Ưu sinh. Luật này không liên quan gì đến việc giúp phụ nữ kiểm soát nhiều hơn sức khỏe sinh sản, chỉ nhằm ngăn ngừa những ca sinh bị gọi là “chất lượng thấp”.
Ảnh: AFP. |
Điều 1 của luật nêu rõ: "Để ngăn chặn việc sinh ra những hậu duệ thấp kém theo quan điểm ưu sinh và để bảo vệ cuộc sống cũng như sức khỏe của người mẹ".
Luật Bảo vệ Ưu sinh đã được đổi tên và cập nhật vào năm 1996, khi nó trở thành Luật Bảo vệ Sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên cho đến ngày nay, phụ nữ muốn phá thai phải được sự cho phép bằng văn bản của chồng, bạn tình hoặc trong một số trường hợp là bạn trai.
Quan điểm của người Nhật về phá thai xuất phát từ lịch sử lâu đời của chế độ phụ hệ và những quan điểm truyền thống ăn sâu về vai trò của phụ nữ và thiên chức làm mẹ. Mua thuốc phá thai cũng rất khó khăn và tốn kém - ước tính lên tới 700 USD - vì việc phá thai bằng thuốc có khả năng còn đi kèm với yêu cầu nhập viện hoặc tới phòng khám. Các cơ quan y tế ở Nhật Bản cho rằng quy định đó là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ.
Chuyên gia cho rằng vẫn tồn tại sự phản đối rất lớn từ nền nam giới thống trị trong xã hội Nhật Bản đối với việc giúp phá thai trở nên dễ dàng hơn. Nếu tạo điều kiện cho phụ nữ phá thai dễ dàng hơn thì số lượng phụ nữ chọn làm như vậy sẽ tăng lên nên họ làm cho phá thai trở thành một quá trình khó khăn và tốn kém.
Chuyên gia nói rằng, câu trả lời sau cùng nằm ở việc giáo dục giới tính tốt hơn và phụ nữ Nhật Bản kiểm soát các biện pháp tránh thai, thay vì phụ thuộc vào việc nam giới sử dụng bao cao su. Ở châu Âu, thuốc tránh thai là hình thức ngừa thai phổ biến nhất. Ở Nhật Bản, chỉ có 3% phụ nữ được tiếp cận hình thức này.
Hàn Quốc thâm hụt thương mại tháng 8 đạt kỷ lục, gây thêm áp lực lên đồng won
Tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc chậm lại trong tháng 8 nhưng nhập khẩu tăng nhanh, làm gia tăng thâm hụt thương mại lên mức kỷ lục và thêm áp lực giảm đối với đồng won, vốn đã dao động ở mức thấp nhất trong hơn 13 năm.