Sau cái chết của Từ Hy Viên, bác sĩ nhắc nhở: "Cảm cúm là "kẻ giết người vô hình", đây là 3 nhóm trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh

Cái chết do cảm cúm không phải là ngẫu nhiên, bác sĩ nhi khoa nhắc nhở những trẻ em thuộc các nhóm nguy cơ cao này.

Nữ diễn viên Từ Hy Viên (Đại S) nhiễm cúm và qua đời do biến chứng của bệnh khiến dư luận vô cùng bàng hoàng. Sự việc cũng đồng thời làm dấy lên lo ngại về dịch cúm đang hoành hành. Mới đây, trang Sohu đưa tin, Dư Dũng, bác sĩ trưởng khoa, giáo sư tại Bệnh viện Nhi đồng Thượng Hải thuộc Đại học Y khoa Thượng Hải Jiaotong, kiêm chủ nhiệm khoa Hô hấp đã chia sẻ một số thông tin xoay quanh bệnh cảm cúm này. 

Theo tìm hiểu, Đại S có bệnh nền và điều trị cảm cúm muộn chính là đòn giáng mạnh cuối cùng. Là một bác sĩ nhi khoa, bác sĩ Dư Dũng đã nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng cảm cúm là "kẻ giết người vô hình" đối với sức khỏe trẻ em, đặc biệt là 3 nhóm trẻ em sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh nặng!

Tại sao cảm cúm có thể gây tử vong?

- Viêm phổi do virus

Virus cảm cúm có thể tấn công trực tiếp vào phổi, gây tổn thương lớn cho phế nang, dẫn đến khó thở, thiếu oxy, thậm chí suy hô hấp. Đặc biệt là đối với những nhóm người có sức đề kháng yếu, virus cảm cúm rất dễ gây ra viêm phổi thậm chí là viêm phổi nặng.

- Biến chứng nguy hiểm do cảm cúm

Phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch ở một số trẻ em có thể gây ra "bão cytokine", dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm não, suy đa tạng.

3 nhóm trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh nặng

- Trẻ em dưới 5 tuổi (đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi), hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, virus dễ dàng lây lan hơn.

- Trẻ em có bệnh nền: Trẻ em mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, nguy cơ mắc bệnh nặng tăng gấp 5 lần!

- Trẻ em béo phì: Trẻ em có chỉ số cân nặng (BMI) >30, gánh nặng lớn cho phổi, dễ phát triển thành viêm phổi nặng.

Cần làm gì để phòng chống cảm cúm

- Duy trì tiêm vắc xin đúng lịch: Thời gian tiêm chủng tốt nhất là trước cuối tháng 10 hàng năm (những người chưa tiêm chủng vẫn có thể bổ sung). Đối tượng chính: trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ em thuộc nhóm nguy cơ cao trên.

- Sử dụng thuốc dự phòng

Có một số loại thuốc được dùng và có hiệu quả trong 24-48 giờ đầu sau khi phát hiện ra bệnh. Hãy hỏi ý kiến các bác sĩ y khoa trước khi sử dụng các loại thuốc này. 

- Giờ vàng chữa cúm

Phải nắm bắt 48 giờ vàng! Bởi vì virus cảm cúm một khi đã xâm nhập vào cơ thể, sẽ nhanh chóng tự lây lan, nếu sau 48 giờ từ khi bắt đầu bệnh mà có thể sử dụng kịp thời thuốc kháng virus, thì có thể hiệu quả ngăn chặn sự sao chép và lây lan của virus. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phòng vệ tốt nhất của hệ thống miễn dịch và giai đoạn quan trọng để phòng ngừa biến chứng. Cần làm những điều sau:

+ Chẩn đoán sớm và dùng thuốc.

+ Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh mệt mỏi quá độ.

+ Duy trì lượng nước và dinh dưỡng đầy đủ.

+ Thực hiện bảo vệ cá nhân, tránh lây nhiễm chéo.

z6295001603226_97fcd23d68dc98c00173e313ac62beaa
z6295001603226_97fcd23d68dc98c00173e313ac62beaa

Nhận biết tin hiệu khi bệnh trở nặng

- Hơi thở bất thường: hơi thở nhanh (trẻ sơ sinh >50 lần/phút), môi tím.

- Tinh thần bất thường: liên tục buồn ngủ, co giật, không gọi được.

- Sốt cao không hạ: Nhiệt độ cơ thể >39°C kéo dài hơn 3 ngày, thuốc hạ sốt không hiệu quả.

3 câu hỏi mà phụ huynh quan tâm nhất

- "Con sốt phải đưa đi bệnh viện ngay không?" 

Trước tiên hãy quan sát tình trạng tinh thần! Nếu ăn uống chơi bình thường có thể quan sát tại nhà, nếu trạng thái uể oải thì nên đi khám ngay.

- "Năm ngoái đã tiêm vắc-xin rồi còn cần tiêm nữa không?" 

Phải tiêm mỗi năm! Virus cảm cúm biến đổi hàng năm, vắc-xin năm ngoái có thể không còn hiệu lực!

- "Làm thế nào để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh thông thường?" 

Cảm cúm: Sốt cao đột ngột (39-40°C) + đau nhức toàn thân + mệt mỏi.

Cảm lạnh: Sốt nhẹ + chảy nước mũi + triệu chứng nhẹ.

Xuất hiện những tình huống này, hãy đến bệnh viện ngay

- Co giật, ý thức mơ hồ.

- Khi thở, xương quai xanh/đốt sống lõm xuống.

- Lượng nước tiểu giảm (trẻ sơ sinh 4 giờ không thay tã).

- Da nhợt nhạt và lạnh ẩm (dấu hiệu của sốc).

Cảm cúm không đáng sợ, điều đáng sợ là sự chủ quan và trì hoãn. Làm cha mẹ, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, giúp đỡ con cái phòng ngừa, và đồng thời học cách nhận biết các dấu hiệu sớm của cảm cúm nặng. Mong rằng mọi đứa trẻ đều có thể khỏe mạnh vượt qua mùa cảm cúm cao điểm!

Ông Dư Dũng là bác sĩ trưởng khoa, giáo sư tại Bệnh viện Nhi đồng Thượng Hải thuộc Đại học Y khoa Thượng Hải Jiaotong, kiêm chủ nhiệm khoa Hô hấp. Ông là trưởng nhóm hợp tác về hô hấp và miễn dịch của nhóm hô hấp thuộc Hội Nhi khoa Trung Quốc, trưởng nhóm hô hấp của Hội Nhi khoa Thượng Hải và trưởng nhóm hợp tác về hen của nhóm hô hấp thuộc Hội Nhi khoa Thượng Hải.

Ông có kỹ năng chuyên môn về hen ở trẻ em, ho khan mãn tính ở trẻ em và chẩn đoán điều trị các bệnh lý hô hấp phức tạp ở trẻ em. Ông đã dẫn dắt việc xây dựng 9 hướng dẫn và đồng thuận chuyên gia về điều trị hen và miễn dịch ở trẻ em, đạt được 1 giải thưởng khoa học kỹ thuật của Hội Y khoa Thượng Hải, 1 giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật bệnh viện của Hiệp hội Bệnh viện Trung Quốc, và đã chủ trì và tham gia hơn 10 dự án cấp quốc gia và tỉnh. Ông đã công bố 54 bài báo trên các tạp chí như J Infect, JAMA Netw Open, trong đó có 38 bài là tác giả chính hoặc tác giả liên lạc, với tổng số ảnh hưởng học thuật hơn 200 điểm.

Theo Sohu

An Chi

Đội mưa rét, người dân Hà Nội xếp hàng từ 1h sáng chờ mua vàng ngày vía Thần Tài

Đội mưa rét, người dân Hà Nội xếp hàng từ 1h sáng chờ mua vàng ngày vía Thần Tài

Giữa trời đông giá rét, trên khuôn mặt những người xếp hàng vẫn ánh lên niềm tin và hy vọng. Họ tin rằng, chút vàng mua được trong ngày vía Thần Tài.