Sự kiện Thắp lửa cùng tiến lên 2022: Chủ đề lãnh đạo trường học sáng tạo thích ứng nhanh

Đây là sự kiện thường niên của các Nhà quản lí giáo dục được sáng lập bởi ba Nhà giáo Phan Anh, Chu Cẩm Thơ và Phan Thị Hồng Dung.

Thắp lửa cùng tiến lên 2022 với chủ đề LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO THÍCH ỨNG NHANH Câu Lạc Bộ Quản lý giáo dục không biên giới (EdulightenUp) phối hợp Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lý Giáo dục tổ chức tại Vinpearl Hạ Long trong hai ngày 27, 28.3.2022.

Đây là sự kiện thường niên của các Nhà quản lí giáo dục được sáng lập bởi ba Nhà giáo Phan Anh, Chu Cẩm Thơ và Phan Thị Hồng Dung từ năm 2021.

Trong hai ngày của sự kiện, gần 200 đại biểu là Quản lý giáo dục đến từ các trường học, các tổ chức giáo dục đã được trải nghiệm trong không gian học thuật, chia sẻ, hướng tới mục tiêu: nâng tầm nhìn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hợp lực cùng thực thi lãnh đạo trường học hiệu quả. Chủ đề của Sự kiện được thể hiện qua các Hội thảo.

1. “Sức khỏe Tâm lý học đường” được dẫn dắt bởi PGS. TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa - Khoa Các khoa học giáo dục thuộc Đại học giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội – Một chuyên gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong lĩnh vực: đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghiệp vụ tâm lý học đường.

Sự kiện Thắp lửa cùng tiến lên 2022: Chủ đề lãnh đạo trường học sáng tạo thích ứng nhanh

Vấn đề đảm bảo an toàn, phát triển lành mạnh sức khỏe tâm thần, tâm lý cho các học sinh, các nhà giáo cần được chúng ta nhìn nhận đúng tầm quan trọng, sự cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt tối quan trọng khi tất cả các trường học đang trong “tình hình mới” đối phó với dịch bệnh. Áp lực đảm bảo cân bằng đang không hề dễ đối với mỗi người, mỗi tổ chức. Các thông tin từ PGS Nam cho thấy điều kiện cần cho sự phát triển bình thường của mỗi đứa trẻ nói riêng, mỗi con người nói chung là tâm lý ổn định, lành mạnh. Đây cũng là điều kiện cần để chúng ta thực thi được các hoạt động giáo dục, đảm bảo chất lượng trường học. Chủ đề cũng đã cung cấp thêm cho các Nhà quản lý giáo dục:

- Tầm nhìn về sức khỏe tâm lý học đường của Hiệu trưởng/ Nhà quản lý , những cảnh báo cấp thiết trong ngắn hạn và dài hạn.

- Giải pháp phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội và mỗi cá nhân để cùng nhau thực thi được sức khỏe tâm thần lành mạnh

- Kinh nghiệm phát triển các mô hình chăm sóc, đảm bảo an toàn sức khỏe tâm thần ở trường học.  Chiến lược hành động chung tay vì một thế hệ người Việt có đầy đủ sức khỏe tâm thần, thể chất lành mạnh, chung tay phát triển Quốc gia thịnh vượng.

 2. “ Lộ trình đảm bảo chất lượng của bất kỳ trường học nào”

được tình bày bởi Thầy Stuart McLay là Giám đốc Quản lý Chất lượng Giáo dục và Giám định của Hệ thống giáo dục Vinschool. Trong vai trò của mình với CIS, thầy Stuart đã đến thăm hàng trăm trường học trên trên thế giới và hướng dẫn các trường về hành trình tự cải thiện của họ hướng tới những tiêu chuẩn tốt nhất liên quan đến tất cả các khía cạnh của một trường học, thông qua lăng kính của Khung Giám định quốc tế CIS. Thầy Stuart cũng có những đúc kết kinh nghiệm gần 30 năm với tư cách là một giáo viên và nhà lãnh đạo giáo dục làm việc tại các trường học ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Á và Trung Mỹ.

Sự kiện Thắp lửa cùng tiến lên 2022: Chủ đề lãnh đạo trường học sáng tạo thích ứng nhanh

Bài trình bày quan trọng “Lộ trình đảm bảo chất lượng của bất kỳ trường học nào” đã mang đến cho các lãnh đạo giáo dục về tầm nhìn tự đảm bảo chất lượng và lộ trình theo đuổi một khung đảm bảo chất lượng nào đó – điều mà rất ít Nhà trường quan tâm, thực thi một cách chủ động, đồng thời “kiểm định” là một công cụ đảm bảo chất lượng mà mỗi nhà trường nên tìm kiếm, thực thu.

GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP – HÀNH TRÌNH ĐỒNG KIẾN TẠO GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

Chủ đề này được thể hiện bởi PGS.TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Tổng giám đốc, Phó Hiệu trưởng Đại học Phenikaa, ThS Nguyễn Hồng Duyên -  Hiệu trưởng trường THPT Olympia – Hà nội, Bà Phạm Thu Phương Trưởng phòng nhân sự Công ty Panasonic Việt Nam.

Từ thực tiễn nghiên cứu và thực thi Dự Án TAM GIÁC HƯỚNG NGHIỆP do EduligtenUp khởi xướng và thực thi với sự thụ hưởng của 11 trường phổ thông,nội dung của các bài trình bày các gợi ý để các Nhà trường hiểu rõ chiến lược và vai trò của họ trong thực thi Hướng nghiệp Sớm,Hiệu quả: Hướng nghiệp Sớm là cần thiết; Phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, trường nghề/ trường đại học là quyền lợi và trách nhiệm lâu dài, sự phối hợp này theo nghĩa “Đồng kiến tạo” sẽ mang lại giá trị cao; Quản trị hướng nghiệp là một kĩ năng quan trọng của Người đứng đầu tổ chức giáo dục.

 TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC VÀ VAI TRÒ KIẾN TẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG

Ngoài những vấn đề mang tính lý luận chung về trường học hạnh phúc, một số mô hình trường học hạnh phúc tiến trên thế giới được trình bày bởi TS Lê Thị Quỳnh Nga – Trưởng phòng Nghiên cứu Giáo dục học – Trung tâm NC Tâm lí học và Giáo dục học – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, phiên hội thảo còn gửi tới thầy cô đại biểu những câu chuyện có thật, rất gần gũi với thầy cô và các nhà trường hiện nay trong hành trình hướng tới trường học hạnh phúc: Tại sao chúng ta phải thay đổi? Những ai cần thay đổi? Thay đổi như thế nào? Trên hành trình thay đổi vì một trường học hạnh phúc liệu chúng ta có thực hiện được hay không?; mối quan hệ giữa hạnh phúc và năng suất trong giáo dục; cách thức để chuyển hóa áp lực thành động lực trong các nhà trường, để mỗi ngày tới trường của thầy cô, học sinh thực sự là một ngày vui và hiệu quả.

Người đem đến phiên Hội thảo những câu chuyện rất đời thực là Thầy giáo Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hội Hợp B – Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Bên trong các câu chuyện là những thay đổi rất bình thường, nhưng có sức mạnh phi thường vào việc kiến tạo nên trường học hạnh phúc. Ở đó cũng sẽ có những bài học kinh nghiệm, những nguyên tắc cốt lõi để trường học được hạnh phúc và hiệu quả hơn.

 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC TIÊN TIẾN THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO.

ThS. Hoàng Anh Đức, Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Edlad Asia  chia sẻ về những thực tiễn trên thế giới về trường học tiên tiến thúc đẩy đổi mới sáng tạo. ThS. Lida-Maria Peltomaa, Giám đốc học thuật Chương trình Giáo dục Liên môn của Công ty tư vấn Giáo dục Phần Lan (Wise Consulting Finland Oy - WCF), đồng thời là cố vấn chính của cuộc thi StarT hàng năm tại Việt Nam đã phân tích sâu về trường hợp giáo dục Phần Lan để cho thấy gốc gác của những thay đổi trong dạy học liên môn sẽ là điều kiện tốt thúc đẩy sự sáng tạo trong dạy của giáo viên, trong học tập và năng lực của học sinh.  NGƯT.ThS. Lê Kim Anh, Hiệu trưởng trường THCS Cầu Giấy - Hà Nội đại diện thành công của mô hình sáng tạo trong trường học. Cô chia sẻ kinh nghiệm trong việc kiến tạo nên “Hành trình diệu kỳ” của trường THCS Cầu Giấy, thực hiện thành công mô hình trường Chất lượng cao của Hà Nội, mở rộng cánh cửa giao lưu và Hội nhập quốc tế, học hỏi không ngừng để đạt tới tầm nhìn trở thành một mô hình trường học tiên tiến trên bản đồ giáo dục thế giới.

 TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI

Dẫn dắt và trình bày chủ đề này, ba diễn giả PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng ban, Ban nghiên cứu và đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Thành viên sáng lập Mạng lưới Quản lý Giáo dục không biên giới (EdulightenUp), Ông Đinh Hoàng Triều – Phó tổng giám đốc thường trực, Tập đoàn Giáo dục IGC; Chủ tịch trường Đại học Yersin Đà Lạt và Ông Vũ Anh Tuấn – Giám đốc Sáng tạo - Công ty Cổ phần Giáo dục toàn cầu Adaptive Learning (AEGlobal) đã chia sẻ các nghiên cứu về các mô hình trường học thông minh trong các giai đoạn phát triển, vai trò của Lãnh đạo nhà trường trong xây dựng trường học thông minh, những sai lầm được rút ra trong quá trình triển khai chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục, công nghệ thích ứng là một giải pháp triển khai trường học thông minh. 

Bên cạnh 6 Hội thảo chuyên đề, phiên thảo luận được dẫn dắt bởi các diễn tả uy tín của giáo dục Việt Nam đã thu hút và tạo ra sự tranh luận sôi nổi cho các Nhà quản lý giáo dục. Trước yêu cầu của đổi mới, hội nhập quốc tế, đảm bảo chất lượng, thực thi vai trò bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia, giáo dục cần sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm, thích ứng nhanh của các nhà quản lí; đồng thời cũng chỉ ra những điểm trống trong công tác thực thi lãnh đạo, nâng cao năng lực cho các quản lí giáo dục Việt Nam. Tại Sự kiện, Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lý giáo dục và Công ty Cổ phần Giáo dục toàn cầu Adaptive Learning (AEGlobal) cũng đã khởi xướng dự án “Bồi dưỡng 100.000 cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên” hướng tới nâng cao năng lực quản trị, thực thi giáo dục, góp phần thành công cho đổi mới giáo dục Việt Nam. Đây là dự án đặc biệt, với mục tiêu bồi dưỡng năng lực tích hợp: giảng dạy, năng lực số và thích ứng với mô hình giáo dục kết hợp – Blended learning. Các Nhà quản lí giáo dục, các Giáo viên sẽ được các chuyên gia bồi dưỡng kết hợp huấn luyện trong quá trình thực tế trên hệ sinh thái giáo dục  thích ứng do AEGlobal cung cấp, để mỗi người đều có thể tự học chất lượng, trải nghiệm và ứng dụng trực tiếp với công việc của bản thân.

PV

Đọc nhiều nhất